Câu 1: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
-
A. định vị.
- B. định tính.
- C. định lượng.
- D. định luật.
Câu 2: Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
- B. đường chuyển động.
-
C. kí hiệu.
- D. chấm điểm.
Câu 3: Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp
-
A. kí hiệu.
- B. bản đồ - biểu đồ.
- C. chấm điểm.
- D. đường chuyển động.
Câu 4: Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp
-
A. kí hiệu.
- B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 5: Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng
- A. phân bố theo những điểm cụ thể.
-
B. di chuyển theo các hướng bất kì.
- C. tập trung thành vùng rộng lớn.
- D. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Câu 6: Ưu điểm lớn nhất của GPS là
- A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
- B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
- C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
-
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
Câu 7: GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
- A. Liên bang Nga.
- B. Trung Quốc.
-
C. Hoa Kì.
- D. Nhật Bản.
Câu 8: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
-
A. Vệ tinh nhân tạo.
- B. Trạm hàng không.
- C. Các loại ngôi sao.
- D. Vệ tinh tự nhiên.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
-
A. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
- B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
- C. Là một tập hợp có tổ chức.
- D. Rất thuận lợi trong sử dụng.
Câu 10: Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
- B. đường chuyển động.
-
C. kí hiệu.
- D. chấm điểm.
Câu 11: Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được
- A. tốc độ di chyển đối tượng.
-
B. chất lượng của đối tượng.
- C. khối lượng của đối tượng.
- D. hướng di chyển đối tượng.
Câu 12: Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. kí hiệu.
-
B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 13: Sự vận chuyển hành khách thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. chấm điểm.
-
B. đường chuyển động.
- C. kí hiệu.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 14: Luồng di dân thường được biểu hiện bằng phương pháp
-
A. đường chuyển động.
- B. chấm điểm.
- C. kí hiệu.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 15: Sự vận chuyển hàng hoá thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. kí hiệu.
-
B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 16: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
- A. Học thay sách giáo khoa
-
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
- C. Thư giản sau khi học xong bài
- D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài
Câu 17: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
-
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
- B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
- C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
- D. Dựa vào bảng chú giải.
Câu 18: Bản đồ là một phương tiện để
-
A. Học sinh dùng học tập.
- B. Học sinh đi đường.
- C. Đi chơi.
- D. Đi du lịch.
Câu 19: Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ
- A. hướng Nam.
-
B. hướng Bắc.
- C. hướng Đông.
- D. chỉ đường.
Câu 20 : Một quốc gia chạy dài theo kinh tuyến nằm giữa vĩ độ: 300B và 430B. Vậy quốc gia đó nằm trên mấy vĩ tuyến.
- A. 120B.
-
B. 130B.
- C. 300B.
- D. 430B
Câu 21: Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào:
- A. Hướng phía trên của tờ bản đồ.
- B. Dựa vào các đường kinh tuyến.
- C. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ.
-
D. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc.
Câu 22: Trong việc sử dụng bản đồ, Atlat: Nội dung nào không nằm trong các vấn đề cần phải lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
- A. Bản đồ có nội dung phù hợp.
- B. Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
- C. Xác định phương hướng bản đồ.
-
D. Kết hợp các loại bản đồ có nội dung liên quan.