Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. HOÁN VỊ 

1. Định nghĩa 

HĐ1:

Ba cách xếp thứ tự đá luân lưu 11 m của 5 cầu thủ trên là:

- Cách 1: An, Bình, Cường, Dũng, Hải

- Cách 2: An, Bình, Cường, Hải, Dũng

- Cách 3: An, Bình, Hải, Cường, Dũng

Kết luận:

Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ∈N*).

Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó. 

Ví dụ 1 (SGK – tr11)

2. Số các hoán vị

HĐ2:

  1. Có 3 cách để chọn nhóm trình bày thứ nhất.
  2. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ nhất thì còn lại 2 nhóm, vì vậy có 2 cách để chọn nhóm trình bày thứ hai.
  3. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ nhất và thứ hai thì còn lại một nhóm duy nhất nên ta có 1 cách chọn nhóm trình bày thứ ba. 
  4. Áp dụng quy tắc nhân, ta có số hoán vị được tạo ra là: 3. 2. 1 = 6 (hoán vị).

Kết luận:

Kí hiệu $P_n$ là số các hoán vị của $n$ phần tử. Ta có: $P_n= n(n – 1). … . 2 . 1.$

Quy ước:

Tích $1 . 2 . … .n$ được viết là $n!$ (đọc là n giai thừa), tức là $n! = 1 . 2 . … .n.$ Như vậy $P_n = n!$

Ví dụ 2 (SGK – tr12) 

Luyện tập 1:

Một số có 6 chữ số đôi một khác nhau được tạo ra từ sáu chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 là một hoán vị của sáu chữ số này.

Vậy số các số phải tìm là: $P_6 = 6! = 720$ (số).

II. CHỈNH HỢP 

1. Định nghĩa

HĐ3:

Có thể tạo được 6 vectơ theo yêu cầu đó là: $\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{BA}, \overrightarrow{AC}, \overrightarrow{CA}, \overrightarrow{BC}, \overrightarrow{CB}$ 

HĐ4:

- Kết quả 1: Chọn 2 nhóm A và B rồi sắp xếp thứ tự A trình bày trước, B trình bày sau hoặc ngược lại.

- Kết quả 2: Chọn 2 nhóm A và C rồi sắp xếp thứ tự A trình bày trước, C trình bày sau hoặc ngược lại. 

- Kết quả 3: Chọn 2 nhóm A và D rồi sắp xếp thứ tự A trình bày trước, D trình bày sau hoặc ngược lại. 

- Kết quả 4: Chọn 2 nhóm B và C rồi sắp xếp thứ tự B trình bày trước, C trình bày sau hoặc ngược lại. 

Kết luận: 

Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với $1 \leq k \leq n.$

Mỗi kết quả của việc lấy $k$ phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập $k$ của $n$ phần tử đã cho. 

Ví dụ 3 (SGK – tr13)

2. Số các chỉnh hợp

HĐ5:

  1. Có 5 cách chọn nhóm trình bày thứ nhất.
  2. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ nhất, có 4 cách để chọn nhóm trình bày thứ hai.
  3. Sau khi đã chọn hai nhóm trình bày thứ nhất và thứ hai, có 3 cách để chọn nhóm trình bày thứ ba.
  4. Áp dụng quy tắc nhân, ta có số chỉnh hợp được tạo ra là: 5 . 4 . 3 = 60. 

Kết luận:

Kí hiệu $A_n^k$ là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử $(1 \leq k \leq n)$

Ta có: $A_n^k = n(n – 1)…(n – k +1).$

Nhận xét:

$A_n^k = P_n \forall n \in N*.$

Ví dụ 4 (SGK – tr13) 

Luyện tập 2:

Mỗi cách chọn ra và xếp thứ tự 5 cầu thủ đá luân lưu từ đội bóng có 11 cầu thủ là một chỉnh hợp chập 5 của 11. 

Vậy ta có $A_{11}^5 = 55 440$ cách chọn ra 5 cầu thủ đá luân lưu từ đội bóng có 11 cầu thủ. 

HĐ6

Ví dụ 5 (SGK – tr14)

Xem thêm các bài Giải Toán 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Toán 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập