Giải câu 4 đề 18 ôn thi toán lớp 9 lên 10

Bài 4: (3,5 điểm)

Cho đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Trên đường tròn (O) lấy điểm C bất kì (C không trùng với A và B). Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A cắt tia BC ở điểm D. Gọi H là hình chiếu của A trên đường thẳng DO. Tia AH cắt đường tròn (O) tại điểm F (không trùng với A). Chứng minh:

a. $AD^{2}=DC.DB$

b. Tứ giác AHCD nội tiếp

c. $CH\perp CF$

d. $\frac{BH.BC}{BF}=2R$

Bài Làm:

Hình vẽ:

a. 

Ta có: $\widehat{ACB}=90^{0}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O) => AC vuông góc BC hay AC vuông góc BD.

Ta có: $\widehat{DAB}=90^{0}$ (Do DA là tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại A)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABD vuông tại A có đường cao AC ta có: $AD^{2}=DC.DB$

b. 

Xét tứ giác AHCD có AHD=ACD=$90^{0}$ => Hai đỉnh C và H kề nhau cùng nhìn cạnh AD dưới góc $90^{0}$ => Tứ giác AHCD nội tiếp (tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau).

c. Do tứ giác AHCD nội tiếp nên$\widehat{FHC}$ = $\widehat{ADC}$ (cùng bù với $\widehat{AHC}$)

Xét tam giác FHC và tam giác ADC có:

$\widehat{CFH}$ = $\widehat{DAC}$ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AC)

$\widehat{FHC}$ = $\widehat{ADC}$ (cmt).

=> $\Delta FHC\sim \Delta FCH(g.g)\Rightarrow FCH=ACD$ (hai góc tương ứng)

Mà $$\widehat{ACD}$ = 90^{0}\Rightarrow $\widehat{FCH}$=90^{0}\Rightarrow CH\perp CF$

d. Xét tam giác vuông OAD vuông tại A có OH là đường cao ta có $OA^{2} = OD.OH$ (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

Mà $OA = OB = R\Rightarrow OB^{2}=OD.OH\Rightarrow \frac{OB}{OH}=\frac{OD}{OB}$

Xét tam giác OBH và ODB có:

$\widehat{BOD}$ chung;

$\frac{OB}{OH}=\frac{OD}{OB}$ (cmt)

$\Rightarrow \Delta OBH\sim \Delta ODB(c.g.c)\Rightarrow \widehat{OBH}=\widehat{ODB}$

Mà $\widehat{ODB} = \widehat{CAF}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CH của đường tròn ngoại tiếp tứ giác AHCD).

 

$\widehat{CAF} = \widehat{CBF}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CF của đường tròn (O)).

=> $\widehat{OBH} = \widehat{CBF} => \widehat{OBH} + \widehat{HBC} = \widehat{CBF} + \widehat{HBC}=> \widehat{OBC} = \widehat{HBF} = \widehat{ABC}$

Xét tam giác BHF và tam giác BAC có:

$\widehat{BFH} = \widehat{BCA} = 90^{0}$ (góc BFC nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).

$\widehat{HBF} = \widehat{ABC}$ (cmt);

$\Rightarrow \Delta BFH\sim \Delta BCA(g-g)\Rightarrow \frac{BF}{BC}=\frac{BH}{BA}\Rightarrow \frac{BH.BC}{BF}=BA=2R$

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 18)

ĐỀ THI

Bài 1: (2,0 điểm)

Cho biểu thức:

$M=\frac{x+15}{\sqrt{x+3}}$ và $N=\left ( \frac{2}{\sqrt{x}+3}-\frac{\sqrt{x}-5}{x-9} \right ):\frac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}-3}$

(ĐKXĐ: x ≥ 0; x ≠ 1; x ≠ 9 )

a. Tính giá trị của biểu thức M khi x = 9

b. Rút gọn biểu thức N

c. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Xem lời giải

Bài 2: (1,5 điểm)

a. Giải phương trình: $x^{2} – 4x + 4 = 0$

b. Tìm giá trị của m để phương trình $x^{2} – 2(m + 1)x + m^{2} + 3 = 0$ có hai nghiệm $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn $|x_{1}| + |x_{2}| = 10$.

Xem lời giải

Bài 3: (2,0 điểm)

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Một xe ô tô đi từ A đến B theo đường quốc lộ cũ dài 156 km với vận tốc không đổi. Khi từ B về A, xe đi đường cao tốc mới nên quãng đường giảm được 36 km so với lúc đi và vận tốc tăng so với lúc đi là 32 km/h. Tính vận tốc ô tô khi đi từ A đến B, biết thời gian đi nhiều hơn thời gian về là 1 giờ 45 phút.

Xem lời giải

Bài 5: (1,0 điểm)

Cho: $a=\frac{\sqrt{2}-1}{2};b=\frac{\sqrt{2}+1}{2}$. Tính $a^{7}+b^{7}$

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.