Giải câu 4 đề 16 ôn thi toán lớp 9 lên 10

Bài 4: (4,0 điểm)

Cho hình chữ nhật ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại điểm C cắt các đường thẳng AB và AD  theo thứ tự tại M, N. Dựng AH  vuông góc với BD tại điểm H,  K  là giao điểm của hai đường thẳng MN  và BD.

a. Chứng minh tứ giác AHCK là tứ giác nội tiếp.

b. Chứng minh AD.AN = AB.AM.

c. Gọi E  là trung điểm của MN. Chứng minh ba điểm A, H, E thẳng hàng.

d. Cho AB = 6cm, AD = 8cm. Tính độ dài đoạn MN.

Bài Làm:

Hình vẽ:

a. Xét tứ giác AHCK ta có: $\widehat{AHK}=\widehat{ACK}=90^{0}$

Mà hai đỉnh H,CH,C kề nhau cùng nhìn cạnh AK dưới góc $90^{0}$

⇒AHCK là tứ giác nội tiếp. (dhnb)

b. Chứng minh AD.AN = AB.AM.

Ta có: $AM//CD\Rightarrow \widehat{AMN}=\widehat{DCN}$(hai góc đồng vị)

$\widehat{DCN}$ là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung CD.

$\widehat{ABD}$ là góc nội tiếp chắn cung AB.

Mà cung AB bằng cung CD do ABCD là hình chữ nhật.

$\Rightarrow \widehat{ADB}=\widehat{AMN}(=\widehat{DCN})$

Xét $\Delta ABD$ và $\Delta ANM$ ta có:

$\widehat{A}$ chung

$\widehat{ADB}=\widehat{AMN} (cmt)$

$\Rightarrow \Delta ABD\sim \Delta AMN (g.g)$

$\Rightarrow \frac{AB}{AN}=\frac{AD}{AM}\Rightarrow AB.AM=AD.AN (đpcm)$

c. Ta có E là trung điểm của MN(gt) ⇒ AE = ME = EN tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền).

$\Rightarrow \widehat{EAN}=\widehat{ENA}$

$\Rightarrow \widehat{AEM}=\widehat{EAN}+\widehat{ANE}=2\widehat{ENA}$ (góc ngoài của tam giác)

Vì $\Delta ABD\sim \Delta ANM (cmt)\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ANC}$ (hai góc tương ứng)

Vì ABCD là hình chữ nhật $\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{BDC}$ (hai góc so le trong)

$\Rightarrow \widehat{BDC}=\widehat{ANC}(=\widehat{ABD})$

$\Rightarrow \widehat{HEC}=2\widehat{ANE}=2\widehat{BDC}=2\widehat{ODC}(1)$

Xét $\Delta OCD$ cân tại O ta có: $\widehat{DOC}+\widehat{OCD}+\widehat{ODC}=180^{0}$

$\Leftrightarrow \widehat{DOC}+2.\widehat{ODC}=180^{0}(2)$

$\Rightarrow \widehat{DOC}+\widehat{HEC}=180^{0}$

Từ (1) và (2) => $\widehat{DOC}+\widehat{HEC}=180^{0}$ (cmt)

Xét tứ giác OHEC ta có: $\widehat{DOC}+\widehat{HEC}=180^{2}(cmt)$

⇒OHEC là tứ giác nội tiếp (tổng hai góc đối diện có tổng bằng $180^{0}$).

$\Rightarrow \widehat{OHE}+\widehat{OCE}=180^{2}$

$\Leftrightarrow \widehat{OHE}=180^{2}-90^{2}=90^{2}$

$\Rightarrow OH\perp HE$

Mà $OE\perp AH (gt)$ => A, H, E thẳng hàng.

d. Áp dụng định lý Pi-ta-go cho tam giác ABC vuông tại A ta có:

$DB^{2}=AB^{2}+AD^{2}=6^{2}+8^{2}=10^{2}\Rightarrow BD=10cm$

Vì $\Delta ABD\sim \Delta ANM (cmt)$

$\Rightarrow \frac{AB}{AN}=\frac{BN}{MN}=\frac{AD}{AM}$

$\Leftrightarrow \frac{6}{AN}=\frac{8}{AM}=\frac{10}{MN}$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}AM=\frac{8MN}{10}=\frac{4}{5}MN& & \\ AN=\frac{6}{10}MN=\frac{3}{5}MN& & \end{matrix}\right.$

Xét tam giác $\Delta DBC$ và $\Delta CMB$ ta có:

$\widehat{DCB}=\widehat{CBM}=90^{2}$

$\widehat{BDC}=\widehat{BCM}$ (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung BC).

$\Rightarrow \Delta DCB\sim CBM (g-g)$

$\Rightarrow \frac{DC}{BC}=\frac{BC}{BM}\Leftrightarrow \frac{6}{8}=\frac{8}{BM}$

$\Leftrightarrow BM=\frac{32}{3}$ (cm)

$\Rightarrow AM= AB +BM = 6 + \frac{32}{3}=\frac{50}{3} $ (cm)

$\Rightarrow MN=\frac{5}{4}AM=\frac{5}{4}.\frac{50}{3}=\frac{125}{6}$ (cm)

Vậy $MN=\frac{125}{6}$ (cm)

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 16)

ĐỀ THI

Bài 1: (2,0 điểm)

Cho hai biểu thức:

$A=\left ( \sqrt{20}-\sqrt{45}+3\sqrt{5} \right ):\sqrt{5}$

$B=\frac{x+2\sqrt{x}}{\sqrt{x}}+\frac{x-9}{\sqrt{x}+3}$ (với x>0)

a. Rút gọn các biểu thức A, B

b. Tìm các giá trị của $x$ sao cho giá trị biểu thức B bằng giá trị biểu thức A.

Xem lời giải

Bài 2: (1,5 điểm)

a. Tìm các giá trị của tham số m để đồ thị hai hàm số $y=(m+4)x+11$ và $y=x+m^{2}+2$ cắt nhau tại một điểm trên trục tung.

b. Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}3x-\frac{2}{y+1}=-\frac{1}{2}& & \\ 2x+\frac{1}{y+1}=2& & \end{matrix}\right.$

Xem lời giải

Bài 3: (1,5 điểm)

Hai xe máy cùng xuất phát một lúc từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 30 km. Xe thứ nhất chạy nhanh hơn xe thứ hai 5km/h nên đến B sớm hơn 5 phút. Tính vận tốc mỗi xe.

Xem lời giải

Bài 5: (1,0 điểm)

Cho x, y thỏa mãn 0 < x < 1; 0 < y < 1 và $\frac{x}{1-x}+\frac{y}{1-y}=1$

Tìm giá trị của biểu thức: $P= x+y+\sqrt{x^{2}-xy+y^{2}}$

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.