Giải câu 3 bài 3: Hàm số liên tục

Câu 3: trang 141 sgk toán Đại số và giải tích 11

Cho hàm số \(f(x) = \left\{\begin{matrix} 3x + 2; & x<-1\\ x^{2}-1 & x \geq -1 \end{matrix}\right.\)

a) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = f(x)\). Từ đó nêu nhận xét về tính liên tục của hàm số trên tập xác định của nó.

b) Khẳng định nhận xét trên bằng một chứng minh.

Bài Làm:

a. Đồ thị hàm số \(y = f(x)\) là một đường không liền nét mà bị đứt quãng tại \(x_0= -1\).

Vậy hàm số đã cho liên tục trên khoảng \((-∞; -1)\) và \((- 1; +∞)\).

b.

  • Nếu \(x < -1\): \(f(x) = 3x + 2\) liên tục trên \((-∞; -1)\) (vì đây là hàm đa thức).
  • Nếu \(x> -1\): \(f(x) = x^2- 1\) liên tục trên \((-1; +∞)\) (vì đây là hàm đa thức).
  • Tại \(x = -1\);

Ta có:

\(\underset{x\rightarrow -1^{-} }{lim }f(x) = \underset{x\rightarrow -1^{-} }{lim }(3x+2)=3.(-1)+2=1\)

\(\underset{x\rightarrow -1^{+} }{lim }f(x) = \underset{x\rightarrow -1^{+} }{lim }(x^2-1)=1^2-1=0\)

Vì \(\underset{x\rightarrow -1^{-}}{lim} f(x) \neq \underset{x\rightarrow -1^{+}}{lim} f(x)\)

Vậy không tồn tại \(\underset{x\rightarrow -1}{lim} f(x)\).

Vậy hàm số gián đoạn tại \(x_0= -1\).

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 3: Hàm số liên tục

Câu 1: trang 140 sgk toán Đại số và giải tích 11

Dùng định nghĩa xét tính liên tục của hàm số $f(x)=x^3+2x-1$tại $x_0=3$

Xem lời giải

Câu 2: trang 141 sgk toán Đại số và giải tích 11

a. Xét tính liên tục của hàm số \(y = g(x)\) tại \(x_0= 2\), biết 

\(g(x) = \left\{\begin{matrix} \frac{x^{3}-8}{x- 2}; &x\neq 2 \\ 5;& x=2 \end{matrix}\right.\).

b. Trong biểu thức xác định \(g(x)\) ở trên, cần thay số \(5\) bởi số nào để hàm số liên tục tại \(x_0= 2\).

Xem lời giải

Câu 4: trang 141 sgk toán Đại số và giải tích 11

Cho hàm số \(f(x) = \frac{x +1}{x^{2}+x-6}\) và \(g(x) = tanx + sin x\).

Với mỗi hàm số, hãy xác định các khoảng trên đó hàm số liên tục.

Xem lời giải

Câu 5: trang 141 sgk toán Đại số và giải tích 11

Ý kiến sau đúng hay sai ?

"Nếu hàm số \(y = f(x)\) liên tục tại điểm \(x_0\) còn hàm số \(y = g(x)\) không liên tục tại \(x_0\) thì 
\(y = f(x) + g(x)\) là một hàm số không liên tục tại \(x_0\)" 

Xem lời giải

Câu 6: trang 141 sgk toán Đại số và giải tích 11

Chứng minh rằng phương trình:

a) \(2x^3- 6x + 1 = 0\) có ít nhất hai nghiệm;

b) \(cosx = x\) có nghiệm.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đại số và giải tích lớp 11, hay khác:

Xem thêm các bài Đại số và giải tích lớp 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.