Giải câu 2 trang 121 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

2. (Đề kiểm tra chất lượng học kì I, thành phố Thái Bình, năm học 2017 - 2018)

Cho đường tròn tâm O, bán kính R và đường thẳng ($\Delta $) không có điểm chung với đường tròn (O), H là hình chiếu vuông góc của O lên ($\Delta $). Từ điểm M bất kì trên ($\Delta $), M $\neq $ H, vẽ hai tiếp tuyến MA và MB tới đường tròn (O) (A, B là hai tiếp điểm). Gọi K, I theo thứ tự là giao điểm của AB với OM và OH.

a, Chứng minh rằng AB = 2AK và 5 điểm M, A, O, B, H cùng thuộc một đường tròn.

b, Chứng minh OI.OH = OK.OM = R$^{2}$.

c, Trên đoạn OA lấy điểm N sao cho AN = 2ON. Đường trung trực của BN cắt OM ở E. Tính tỉ số $\frac{OE}{OM}$.

Bài Làm:

Giải câu 2 trang 121 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

a, MA và MB là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M của đường tròn (O)

=> MA = MB

Mà OA = OB (= bán kính của đường tròn)

=> OM là đường trung trực của AB

=> K là trung điểm của AB hay AB = 2AK

Gọi G là trung điểm của OM

Theo tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông ta có: GA = GO = GM = GB = GH

=> 5 điểm M, A, O, B, H cùng nằm trên một đường tròn tâm G đường kính MO

b, Xét tam giác OKI và tam giác OHM

  • Chung $\widehat{KOI}$ 
  • $\widehat{OKI}=\widehat{OHM}=90^{0}$

=> Tam giác OKI đồng dạng với tam giác OHM

=> $\frac{OK}{OH}=\frac{OI}{OM}=\frac{KI}{HM}$

<=> OK.OM = OH.OI (1)

+ Xét tam giác AMO vuông tại A có AK là đường cao

=> OA$^{2}$ = OK.OM (2)

Từ (1) và (2) => OH.OI = OK.OM = OA$^{2}$ = R$^{2}$ 

c, Ta có OM là đường trung trực của AB và đường trung trực của BN cắt OM tại E nên:

EA = EB và EN = EB

=> EA = EN

=> Tam giác AEN cân tại E

Gọi F là trung điểm của AN thì EF là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của tam giác AEN.

=> EF $\perp $ OA mà OA $\perp $ MA (tính chất tiếp tuyến)

=> EF // MA

Xét tam giác OAM có EF // MA nên theo dịnh lí Ta - lét ta có:

$\frac{OE}{OM}=\frac{OF}{OA}$ (*)

Vì AN = 2ON và F là trung điểm của AN nên AF = FN = ON 

=> $\frac{OF}{OA}=\frac{2}{3}$ (**)

Từ (*) và (**) =>  $\frac{OE}{OM}=\frac{2}{3}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải phát triển năng lực toán 9 bài tập tổng hợp: Đường tròn

1. (Đề kiểm tra học kì I, quận Ba Đình, năm học 2016 - 2017)

Cho đường tròn (O, R), đường kính AB. Từ điểm C trên tia đối của tia AB, kẻ các tiếp tuyến CM, CN với đường tròn (M, N là tiếp điểm)

a, Chứng minh rằng CO vuông góc với MN.

b, Tính MN, biết OM = 4cm, CO = 6cm.

c, Vẽ đường kính MK. Tứ giác ABKN là hình gì? Vì sao?

d, Một đường thẳng qua song song với MN cắt các tia CM, CN lần lượt tại E và F. Xác định vị trí của C trên tia đối của tia AB sao cho diện tích tam giác CEF nhỏ nhất.

Xem lời giải

3. (Đề kiểm tra học kì I, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, năm học 2017 - 2018)

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O) (B, C là tiếp điểm).

a, Chứng minh rằng AO $\perp $ BC

b, Kẻ đường kính BD của đường tròn. Chứng minh rằng CD // AO.

c, Cho OB = 3cm, OA = 5cm. Tính diện tích tam giác BCD.

d, Trung trực của đoạn BD cắt CD ở E, AE cắt OC ở F, AC cắt OE ở G. Chứng minh FG là trung trực OA.

Xem lời giải

4. (Đề kiểm tra học kì I, tỉnh BÌnh Phước, năm học 2017 - 2018)

Cho đường tròn tâm O đường kính BC, điểm A thuộc đường tròn (A $\neq $ B, A $\neq $ C). Vẽ bán kính OK song song với BA (K và A nằm cùng phía với BC). Tiếp tuyến với đường tròn (O) tại C cắt OK ở I, OI cắt AC tại H.

a,  Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A.

b, Chứng minh rằng IA là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c, Cho BC = 30cm, AB = 18cm, tính độ dài OI, IC.

d, Chứng minh rằng CK là phân giác của góc ACI.

Xem lời giải

5. (Đề kiểm tra học kì I, quận 12, Thành phố Hồ Chi Minh, năm học 2017 - 2018)

Cho (O) đường kính AB. Lấy C thuộc (O), gọi E là trung điểm của BC. Tiếp tuyến tại C của (O) cắt OE ở D.

a, Chứng minh rằng tam giác ABC vuông và OE vuông góc với BC.

b, Chứng minh DB là tiếp tuyến của (O).

c, Kẻ CH vuông góc với AB. Chứng minh CB.OC = OD.HC

Xem lời giải

6. (Đề kiểm tra học kì I, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí MInh, năm học 2017 -  2018)

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường tròn (O) đường kính AC cắt BC tại K, vẽ dây cung AD của (O) vuông góc với BO tại H.

a, Chứng minh 4 điểm B, K, H, A cùng thuộc một đường tròn.

b, Chứng minh BD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c, Chứng minh BH.BO = BK.BC

d, Từ O vẽ đường thẳng song song với AD cắt tia BA tại E, từ B vẽ đường thẳng vuông góc với EC tại F, BF cắt AO tại M. Chứng minh MA = MO.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Bài tập phát triển năng lực toán 9, hay khác:

Để học tốt Bài tập phát triển năng lực toán 9, loạt bài giải bài tập Bài tập phát triển năng lực toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.