Giải câu 2 bài xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Bài tập 2. Tung một đồng xu ba lần liên tiếp.

a. Viết tập hợp $\Omega$ là không gian mẫu trong trò chơi trên. 

b. Xác định mỗi biến cố:

A: “Lần đầu xuất hiện mặt ngửa”; B: “Mặt ngửa xảy ra đúng một lần”.

Bài Làm:

a. $\Omega=\{SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NNS, NSN, NNN\}$ nên $n(\Omega)=8$

b.

  • A: “Lần đầu xuất hiện mặt ngửa”

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: $NSS,NNS, NSN, NNN$ nên $n(A )=4$

Vậy xác xuất của biến cố là: $P(A)=\frac{n(A )}{n(\Omega )}=\frac{1}{2}$

  • B: “Mặt ngửa xảy ra đúng một lần”

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: $ SSN, SNS, NSS$ nên $n(B )=3$

Vậy xác xuất của biến cố là: $P(B)=\frac{n(B )}{n(\Omega )}=\frac{3}{8}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 4 Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Bài tập 1. Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Tính xác suất của biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Xem lời giải

Bài tập 3. Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện:

A = {(6; 1); (6 ; 2); (6 ; 3); (6 ; 4); (6 ;5); (6 ; 6)};

B = {(1; 6); (2 ; 5); (3 ; 4); (4 ; 3); (5 ; 2); (6 ; 1)}; 

C = {(1; 1); (2 ; 2); (3 ; 3); (4 ; 4); (5 ; 5); (6; 6)}.

Xem lời giải

Bài tập 4. Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: 

a. “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”;

b. “Mặt 1 chấm xuất hiện ít nhất một lần”.

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập