Câu 1: Trang 25 sách VNEN 8 tập 2
Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng dùng càng nhiều điện thì giá mỗi số điện (1kW) càng tăng lên theo các mức như sau?
Mức thứ nhất: Tính cho 50 số điện đầu tiên ;
Mức thứ hai: Tính cho số điện thứ 51 đến 100, mỗi số đắt hơn 50 đồng so với mức giá thứ nhất ;
Mức thứ ba: Tính cho số điện thứ 101 đến 200, mỗi số đắt hơn 120 đồng so với mức thứ hai ;
v.v...
Ngoài ra, người sử dụng còn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Tháng vừa qua, nhà Cường dùng hết 165 số điện và phải trả 216 500 đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất giá là bao nhiêu?
Bài Làm:
Gọi số tiền mà người sử dụng phải trả cho số điện ở mức giá thứ nhất là x (đồng) (x > 0)
Số tiền mà người sử dụng phải trả cho số điện ở mức giá thứ hai là x + 50 (đồng)
Số tiền mà người sử dụng phải trả cho số điện ở mức giá thứ ba là x + 50 + 120 (đồng)
Nhà Cường dùng hết 165 số điện bao gồm 50 số điện ở mức giá thứ nhất, 50 số điện ở mức giá thứ 2 và 65 số điện ở mức giá thứ 3.
Ngoài ra Cường còn phải trả 10% thuế giá trị gia tăng.
Ta có phương trình:
[50x + 50(x + 50) + 65(x + 50 + 120)] + [50x + 50(x + 50) + 65(x + 50 + 120)] .10% = 216 500
Giải phương trình ta được x = 1110,7
Vậy số tiền mà người sử dụng phải trả cho số điện ở mức giá thứ nhất là 1110,7 đồng.