Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau: 

         Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

         Theo những con tàu cập bến các vì sao

         Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

         Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng) 

  1. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên
  2. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không

Câu 2: Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, người cho là giọt mưa xuân và có người cho là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ,

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

(Xuân Tâm, Nghỉ hè)

Sự xuất hiện của từ "phượng" bên cạnh từ "huyết" trong đoạn thơ trên có làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ "huyết" không? Xác định nghĩa của từ "huyết" trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

b.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Bài Làm:

Câu 1: 

  1. - Từ “bay” ở câu thứ nhất thể hiện một tâm hồn thơ bay bổng, lãng mạn như đang hòa quện vào với thiên nhiên trên khắp muôn nẻo đường.

- Từ “bay” thứ nhất ở câu cuối thể hiện khát vọng cao, xa của tác giả.

- Từ “bay” thứ hai ở câu cuối thể hiện mong muốn thực hiện khát vọng, hoài bão ấy, tiếp tục tiến đến tương lai, tiến đến thành công.

  1. Nghĩa của từ “bay” trong các câu trên đều có liên quan đến nhau. Nó đều mang ý nghĩa thể hiện một sự phát triển, một sự tiến lên phía trước. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nói lên hoài bão lớn lao, cao cả của tác giả cùng những mong muốn thực hiện khát khao, hoài bão ấy đến đỉnh điểm.

Câu 2:

– Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa của từ giọt trong giọt mưa, giọt nước, giọt sương là chỉ lượng rất nhỏ chất lỏng, có dạng hạt. Trong trường hợp này dựa trên ngữ cảnh (giọt long lanh) có thể hiểu là giọt âm thanh – tiếng chim hót. Nhưng chỉ có từ long lanh – chỉ tính chất sáng, đẹp của giọt mà không có từ chỉ sự vật cụ thể như mưa, sương, nước hay tiếng chim nên có thể gợi liên tưởng đến giọt mùa xuân – sức sống của mùa xuân đang dâng tràn, dào dạt

Câu 3:

Sự xuất hiện của từ "phượng" bên cạnh từ "huyết" đã làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ "huyết"(máu). Trong đoạn thơ này, "huyết" không được dùng với nghĩa "máu" mà dùng để chỉ màu đỏ rực của hoa phượng.

Câu 4: 

  1. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.
  2. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Cho ví dụ minh họa. 

Câu 2: Viết ví dụ về ngữ cảnh.

Câu 3: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?

Câu 4: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau:

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Câu 5: Biện pháp tu từ là gì?

Câu 6: Liệt kê một số biện pháp tu từ em biết.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

   Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo

(Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi)

  1. Xác định nghĩa của từ "ca hát" trong đoạn thơ trên.
  2. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa ấy của từ?

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

 Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

 Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

  1. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cháy bỏng”.
  2. Đặt một câu có từ “cháy bỏng” được dùng với nghĩa trên.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng

vườn hoa mận trắng

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)

  1. Mẹ đã bé ai vào nhà? Vì sao em biết?
  2. Em có nhận xét gì về cách viết cấu thơ cuối trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.