Soạn bài 5 Thực hành tiếng việt trang 116

Soạn bài 5: Thực hành tiếng việt trang 116 sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Câu hỏi 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

   Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...

Trả lời:

- Những từ ngữ được xem là từ ngữ địa phương trong câu văn gồm: thẫu, vịm, trẹc, o.

- Nó được coi là từ ngữ địa phương vì nó khác với từ ngữ toàn dân, chỉ được dùng ở một số vùng miền nhất định.

Câu hỏi 2: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

Trả lời:

Những từ ngữ địa phương trong văn bản Chuyện cơm hến có nghĩa tương đương với những từ ngữ toàn dân như sau:

lạt - nhạt; duống - xuống; xắt - thái; trụng - nhúng; thẫu - thẩu; vịn - liễn; trẹc - mẹt; o - cô.

Câu hỏi 3: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

Trả lời:

Tác dụng: giúp cho tản văn có màu sắc của xứ Huế nhiều hơn.

Câu hỏi 4: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

Địa phương

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân tương ứng

Miền Bắc

- u/bu

- thầy

- mẹ

- bố

Miền Trung

- mô

- o

- răng

- rứa

- đâu

- cô

- sao

- thế/ vậy

Miền Nam

- tía

- má

- cái chén

- trái mận

- bố

- mẹ

- cái bát

- quả roi

 

Bài tập & Lời giải

PHẦN MỞ RỘNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG 

Câu hỏi 1. Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và thực hiện các yêu cầu sau:

Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường
thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
a. Tìm các từ địa phương được sử dụng trong bài thơ. 
b. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ địa phương ấy.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.