I. LÝ THUYẾT
- Dấu gạch ngang:
+ Thường được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; nối các từ trong một liên danh. - Biện pháp tu từ:
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhân hoá là gắn cho đồ vật, cây cối, con vật,... những đặc điểm, thuộc tính của người, nhằm làm cho dõi tượng được miêu tả gần gũi, sinh động.
+ Điệp ngữ là lặp lại một từ ngữ để nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,...
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
- Dấu gạch ngang dùng trong ý a, b để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Nếu không có cách cụm từ thì nội dung các câu sẽ sơ sài, người đọc không hiểu được ngụ ý của tác giả trong câu, hiểu được tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân của Hà Nội, của miền Bắc.
Bài tập 2
- Cặp so sánh:
+ Đôi mày ai - trăng mới in ngần chỉ sự thanh tân, tươi trẻ, dịu dàng,
+ Trời sáng lung linh - ngọc chỉ vẻ đẹp của ánh sáng trong, thanh khiết, có sắc màu ảo diệu.
=> Chính sự tương đồng này sẽ tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cho câu văn. Nhà văn bộc lộ tài năng sáng tạo qua việc tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kết nối những sự vật tưởng như rất khác nhau.
Bài tập 3
đôi mùa giao tiễn nhau, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động.
vài con ong siêng năng.
=> Biện pháp tu từ nhân hoá thể hiện những rung động của nhà văn lan toả vào cảnh vật, thiên nhiên phóng chiếu nội tâm con người.
Bài tập 4
- Biện pháp tu từ điệp ngữ ở những cụm từ in đậm “ai cấm được” và ở những cụm từ khác như “đừng thương”, tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đối với nhịp điệu câu văn và trong việc tạo cảm xúc cho người đọc.