I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc – kể tóm tắt
- Nhân vật chính: Mon, Men.
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
- Đề tài: Trẻ em.
- Bố cục: 4 phần.
- Phần 1: Từ đầu… nằm im, nhưng không ngủ: Cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.
- Phần 2: Tiếp… bắt đầu mùa sinh nở của chúng. […]: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê của Mên và Mon.
- Phần 3: Mùa mưa năm nay… cứ lấy đò của ông Hảo mà đi. […]: Cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon lại tiếp tục, thể hiện sự lo lắng của hai anh em cho bầy chìa vôi non.
- Phần 4: Phần còn lại: Hai anh em lên bờ sông vì lo cho bầy chim chìa vôi và kết quả của bầy chìa vôi.
2. Tác giả
- Nguyễn Quang Thiều (1957),
- Quê quán: Hà Nội.
- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,…
- Hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Một số tập truyện dành cho thiếu nhi: Bí mật hồ cá thần (1998), Con quỷ gỗ (2000), Ngọn núi bà già mùa (2001)…
- Nội dung: tác phẩm viết cho thiếu nhi thể hiện sự chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện sự nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật của tâm hồn trẻ thơ.
3. Tác phẩm Bầy chim chìa vôi
- Bầy chim chìa vôi là truyện ngắn được rút từ tập Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 136 – 146.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tập tính của bầy chìa vôi (chỉ ở khúc sông làng của Mên và Mon)
- Làm tổ:
- Không làm tổ trên bờ.
- Làm tổ ở dải cát giữa sông Đáy mùa nước cạn bằng những đám rong héo, sau đó đẻ trứng.
- Những con chìa vôi con tập bay lần đầu khi:
- Những đám mây ở Hòa Bình bay về, báo hiệu mùa mưa.
- Vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát.
- Đến mùa khô sang năm: lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở.
2. Nhân vật Mên (anh)
- Lo lắng cho bầy chìa vôi:
- Tỉnh giấc trước Mon.
- Mon rủ đi đêm ra bờ sông để xem bầy chìa vôi là đi ngay.
- Trưởng thành hơn so với Mon, ra dáng người anh:
+ Trưởng thành hơn:
- Thức dậy trước Mon
- Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên không hề mất bình tĩnh.
+ Cố tỏ ra người lớn để bảo vệ Mon và giữ được con đò:
- Giọng tỏ vẻ người lớn: Chứ còn sao; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết.
- Mình làm phần nặng, còn để Mon giúp sức: Khi đưa đò về bến, quấn cái dây buộc đò vào người và gò lưng kéo => Dù quá sức nhưng vẫn cố gắng.
3. Nhân vật Mon (em)
- Câu chuyện về bầy chìa vôi:
Chi tiết |
Ý nghĩa |
Thắc mắc về tính thực hư và hình ảnh bầy chìa vôi bay từ bãi cát vào bờ. |
Lo lắng tổ chim có bị ngập không, bầy chim non có bị chết không. |
Muốn lội ra bờ sông đem bầy chìa vôi vào bờ. |
Tìm cách để cứu chúng. |
Sau khi nói về câu chuyện bố kéo chũm và bản thân thả con cá bống, lại quay lại câu chuyện về bầy chìa vôi. |
Nỗi lo lắng trở đi trở lại, thường trực của Mon là bầy chìa vôi sống sót vào bờ. |
- Câu chuyện về bố kéo chũm và con cá măng, cá bống:
- Bố kéo chũm được một con cá măng và một con cá bống rất đẹp.
- Mon lấy trộm con cá bống thả ra cống sông.
- Nước sông dâng cao làm ngập cả cái hốc cắm sào đò.
=> Mon là một nhân vật trong sáng, có sự ngây ngô của trẻ thơ, yêu thương các loài động vật: lo lắng cho bầy chìa vôi, thả con cá bống đi.
4. So sánh Mên và Mon
Mên |
Mon |
|
Giống |
- Có tình yêu thiên nhiên, loài vật, đặc biệt là bầy chim chìa vôi. - Đều là những đứa trẻ, có sự ngây thơ và nghịch ngợm nhẹ nhàng, đáng yêu. |
|
Khác |
Trưởng thành hơn so với Mon: - Lo lắng cho bầy chim, dậy trước Mon nhưng không nói ra. - Lắng nghe Mon nói. - Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên vẫn giữ được bình tĩnh. - Tỏ ra người lớn, bảo vệ Mon và giữ được con đò. |
- Thể hiện thành thật suy nghĩ của bản thân ra cho Mên biết. - Biết chia sẻ và làm anh vui (kể chuyện bố kéo chũm và Mon lén thả con cá bống). |
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Văn bản kể về câu chuyện của anh em Mên, Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở bãi cát giữa sông Đáy. Truyện ngắn gợi lên màu sắc về tuổi thơ và sự hòa hợp của con người với thiên nhiên.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng các lời đối thoại với ngôn ngữ phù hợp với trẻ em, phản ánh đúng tâm lí đặc điểm nhân vật.
- Không gian được miêu tả mang nét riêng biệt.