I. CỦNG CỐ MỞ RỘNG
Bài 1
|
Mùa xuân nho nhỏ |
Chuyện cơm hến |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước. |
Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở. |
Biện pháp tu từ nổi bật |
So sánh, liệt kê, điệp ngữ |
So sánh, liệt kê, điệp ngữ |
Hình ảnh đặc sắc |
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,…) - Hình ảnh con người (người lao động, người cầm súng làm việc hăng say, con người khao khát được cống hiến) |
- Hình ảnh thiên nhiên đặc sắc, có hồn, tươi đẹp (con đê cát đỏ, vườn mía lao xao, ao làng trong vắt,…) - Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động (cô gái Chuyện cơm hến) |
Bài 2: HS tự hoàn thành
Bài 3: HS tự hoàn thành
II. THỰC HÀNH ĐỌC
Những khuôn cửa dấu yêu – Trương Anh Ngọc
- Đặc điểm của tản văn qua văn bản:
+ Viết bằng thể văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc.
+ Người viết qua việc phát hiện vẻ đẹp qua khung cửa sổ của những căn nhà ở I-ta-li-a để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình.
+ Có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Ngôn từ giản dị, gần gũi.
- Vẻ đẹp của đất nước và con người I-ta-li-a:
+ Yêu cái đẹp tự nhiên, gần gũi, lãng mạn: chăm chút cho cửa sổ vì coi chúng như những đôi mắt của các ngôi nhà nhìn ra cuộc sống
+ Mỗi khung cửa sổ là tâm hồn của căn nhà mang nó, thể hiện cá tính và tâm hồn của người chủ: có khuôn cửa sổ trồng dây thường xuân, trồng hoa hoặc chỉ có dậy phơi….
+ Cuộc sống giản dị, đời thường được thể hiện qua những khung cửa: những bữa ăn gia đình, từ cửa sổ ấy có thể ngắm nhìn mọi sự vật.
- Tình cảm của tác giả: thích thú khi phát hiện ra những khung cửa sổ ở I-ta-li-a ẩn chứa tình yêu và tâm hồn của người dân nước Ý. Qua đó bộc tình cảm yêu mến của tác giả với nước Ý.