Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt - Phó từ

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt - Phó từ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 Kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm.

Bài tập & Lời giải

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Phó từ là gì?

Câu 2: Phó từ có thể chia làm mấy loại?

Câu 3: Nêu một vài ví dụ về phó từ.

Câu 4: Phó từ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ mỗi ý nghĩa.

Câu 5: Phó từ trong câu được đặt theo trật tự như thế nào? Nêu ví dụ.

Câu 6: Tác dụng của phó từ là gì?

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tìm phó từ trong những ví dụ dưới đây. Xác định động từ hoặc tính từ mà phó từ bổ sung ý nghĩa và cho biết đó là ý nghĩa gì.

  1. Trò chơi lại tiếp tục như trên, cho đến hết số người chơi của hai đội.
  2. Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng.
  3. Và tôi lại nói với bà “Cháu chẳng nghe thấy mưa  gì cả”.
  4. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn.

đ. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt.

Câu 2: Tìm ý nghĩa bổ sung cho các từ in đậm.

  1. a) Viên quan ấy đã đi rất nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Em bé thông minh)

  1. b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra nổi từng tảng rất bướng.

(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 3: Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.

  1. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

  1. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

  1. Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: “Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết”.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

  1. Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

đ. Mẹ phải vần cái vại dưa ấy cạnh bếp, nửa ngày lại xoay một lần.

(Đỗ Bích Thuý, Và tôi nhớ khói)

Câu 4:  Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ?

a) Viên quan ấy đãđi nhiều nơi, đến đâu quan cũngra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
(Em bé thông minh)
b)Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một  màu nâu bóng mỡ soi gương đượcvà rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
(Tô Hoài)

Câu 5: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm :

  1. a)Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chónglớn lắm.

(Tô Hoài)

  1. b)Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêuvào... Anh phải sợ...

(Tô Hoài)

  1. c)[...] không trông thấytôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì.

  1. a) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về ! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về !

(Tô Hoài)

  1. b) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Câu 2: Xác định các phó từ trong những câu sau đây:

a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không ngủ được.
b) Em hãy ăn nhanh cho kịp giờ lên lớp nhé!
c) Bạn Lan đã đi ra cổng từ lúc nãy rồi. d) Ô vẫn còn đây, của các em, Chồng thư mới mở, Bác đang xem. (Tố Hữu)

đ) Em tôi cũng vừa mới đi học thôi.

Câu 3: Tìm và phân loại các phó từ có trong các đoạn văn sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”. (Tô Hoài)

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hoàn thành các yêu cầu sau

  1. a) Đặt 2 câu có phó từ đứng trước và 2 câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ. (gạch chân phó từ)
  2. b) Đặt 2 câu có hai phó từ đi liền nhau đứng trước động từ. (gạch chân phó từ)

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phó từ . Gạch dưới các phó từ có trong đoạn văn vừa viết

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.