I. MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ VÀ TỪ LÁY
1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Tác dụng: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ giúp câu cung cấp thêm được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
2. Từ láy
- Khái niệm: là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau.
- Phân loại:
+ Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần và dấu câu.
+ Từ láy toàn bộ: là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần và dấu câu.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
a.
- Trạng từ trong câu 1: Hôm qua
- Trạng từ trong câu 2: Suốt từ chiều hôm qua
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ
b.
- Trạng từ trong câu 1: Trong gian phòng
- Trạng từ trong câu 2: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ
c.
- Trạng từ trong câu 1: Thế mà qua một đêm
- Trạng từ trong câu 2: Thế mà qua một đêm mưa rào
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn
d.
- Trạng từ trong câu 1: Trên nóc một lô cốt
- Trạng từ trong câu 2: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ
→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn
=> Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ cung cấp những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Bài tập 2
Câu: Buổi chiều, chúng em học Toán
- Mở rộng trạng ngữ: Buổi chiều tối hôm qua, chúng em học Toán
-Tác dụng: cụ thể thời gian được nhắc đến là trong quá khứ.
Bài tập 3
Từ láy: xiên xiết → nhấn mạnh tốc độ chảy của dòng sông
Từ láy: bé bỏng → nhấn mạnh sự nhỏ bé của con chim đang vụt bay khỏi dòng nước
Từ láy: mỏng manh → nhấn mạnh, gợi tả trạng thái đôi cánh của bầy chim một cách sinh động.