Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 Kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm.

Bài tập & Lời giải

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét về tác giả Thanh Thảo.

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Gặp lá cơm nếp”

Câu 3: Theo em, bài thơ được viết theo thể loại gì và phương thức biểu đạt chính bài thơ là gì?

Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi bài là gì?

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

Câu 6: Nhận xét về hình thức bài thơ.

Câu 7: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con hiện lên như thế nào?

Câu 2: Mùi xôi đã khiến cho tác giá/ nhân vật nhớ đến ai? Vì sao?

Câu 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước được thể hiện như thế nago?

Câu 4: Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?

Câu 5: Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

  1. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
  2. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Câu 3: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Câu 5: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Câu 6: Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ?

Câu 2:  Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.