Bài tập về toán thực tế liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận

4. Cứ xay 100kg thóc thì được 60kg gạo. Hỏi muốn có 3 tạ gạo thì phải xay bao nhiêu tạ thóc?

5. Một công nhân may trong 5 giờ được 20 cái áo. Hỏi trong 8 giờ người đó may được bao nhiêu cái áo?

6. Hai nền nhà hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau. Nền nhà thứ nhất có chiều rồng 5m, nền nhà thứ hai có chiều rộng 6m. Để lát nền nhà thứ nhất người ta dùng 600 viên gạch hình vuông. Hỏi phải dùng bao nhiêu viên gạch cùng loại để lát nền nhà thứ hai?

7. Một người đi ô tô từ M đến N mất $\frac{1}{2}$ giờ, trong khi đó một người đi xe đạp từ N đến M mất 3 giờ. Hỏi nếu hai người khởi hành cùng một lúc thì sau bao lâu họ gặp nhau?

Bài Làm:

$\frac{1}{2}$

4. Số thóc và số gạo xay được là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Gọi số thóc cần xay để được 3 tạ gạo là x (tạ, x>0). Ta có:

$\frac{x}{3}=\frac{100}{60}\Rightarrow x=5$ (tạ)

Vậy cần xay 5 tạ thóc

5. Số áo người công nhân đó may được và thời gian may là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Gọi số áo người đó may trong 8 giờ là y (y>0). Ta có:

$\frac{5}{8}=\frac{20}{x}\Rightarrow x=32$ (cái)

Vậy người đó may được 32 cái áo trong 8 giờ.

6. Gọi S1, S2 là diện tích của nền nhà thứ nhất và nền nhà thứ hai.

Vì hai ngôi nhà có chiều dài bằng nhau, chiều rộng ngôi nhà thứ nhất là 5m và chiều rộng ngôi nhà thứ hai là 6m

$\Rightarrow \frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{5}{6}$

Diện tích nền nhà và số gạch cần để lát nền là hai đại lượng tỉ lệ thuận. 

Gọi số gạch cần để lát nền nhà thứ hai là x (viên, x>0). Ta có:

$\frac{600}{x}=\frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{5}{6}$

$\Rightarrow $ x = 720 (viên)

Vậy cần 720 viên gạch để lát nền nhà thứ hai.

7. Gọi x (giờ) là thời gian để hai người gặp nhau khi cùng khởi hành cùng một lúc.

Vì quãng đường đi được và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên:

Quãng đường người ô tô đi được trong x giờ là:

$S_{1} = \frac{MN}{\frac{1}{2}}.x$

Quãng đường người đi xe đạp đi được trong x giờ là:

$S_{2} = \frac{MN}{3}.x$

Khi hai người gặp nhau thì tổng quãng đường hai người đi được chính là độ dài quãng đường MN. Do đó:

$\frac{MN}{\frac{1}{2}}.x + \frac{MN}{3}.x = MN$

$\Leftrightarrow 2x + \frac{x}{3} = 1$

$\Leftrightarrow x=\frac{3}{7}$ (giờ)

Vậy sau $\frac{3}{7}$ hai người gặp nhau

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Đại lượng tỉ lệ thuận và một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Toán lớp 7

1. Hai đại lượng u và v có tỉ lệ thuận với nhau hay không trong mỗi bảng sau:

a)

u-1-2024-15
v2,550-5-1037,5

b)

u-2-10346
v1050-1520-30

2. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết hai giá trị x1 và x2 của x có tổng bằng 15 và hai giá trị tương ứng y1 và y2 của y có tổng bằng -20.

a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x

b) Tính giá trị của y khi x = 1,5

c) Tính giá trị của x khi y = -10.

3. Một cốc nước đựng 600g nước biển có chứa 20g muối. Hỏi 10kg nước biển chứa bao nhiêu kilôgam muối?

Xem lời giải

8. Tìm ba số x, y, z biết rằng x : y : z = 3 : 4 : 5 và x - 2z = 7

9. Ba xe ủi đất san bằng được 78,5 ha. Số ngày làm việc của các xe tỉ lệ theo 4:5:6, số giờ làm việc mỗi ngày theo tỉ lệ 7:8:9 còn công suất của các xe tỉ lệ với $\frac{1}{6}:\frac{1}{5}:\frac{1}{4}$. Hỏi mỗi xe san được bao nhiêu hecta đất.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.