Bài tập về tính số trung bình cộng và mốt

3. Một cửa hàng bán dép ghi lại số dép đã bán cho nữ trong một tuần theo các cỡ khác nhau như sau:

Cỡ dép (x) 34 35 36 37 38 39 40  
Số dép bán được (n) 2 3 30 25 12 1 1 N = 74

a) Tính số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu.

b) Số nào có thể là đại diện cho dấu hiệu? Vì sao?

c) Rút ra kết luận gì?

4. Điều tra về số con của 50 gia đình ở một tổ dân phố, ta có bảng sau:

Số con (x) Tần số (n) Các tích xn  
1 10 10  
2 35 70  
3 ... ...  
4 ... ...  
  N = 50 Tổng 97 $\overline{X}$

Do sơ ý, người thống kê đã làm nhòe một số chỗ. Hãy khôi phục lại bảng đó bằng cách điền các số thích hợp vào chỗ trống (...)

5. Trung bình cộng của các giá trị thay đổi thế nào nếu:

a) Mỗi giá trị tăng thêm a đơn vị.

b) Mỗi giá trị tăng gấp b lần.

6. Hai xạ thủ A và B cùng bắn 10 phát đạn; kết quả thu được ghi lại dưới đây:

Xạ thủ A: 8, 10, 10, 10, 8, 9, 9, 9, 10, 8

Xạ thủ B: 10, 10, 9, 10, 9, 9, 9, 10, 10, 10

a) Hãy tính điểm trung bình của mỗi xạ thủ

b) Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người.

Bài Làm:

3. a) Số trung bình cộng của dấu hiệu là:

$\overline{X}=\frac{34.2+35.3+36.30+37.25+38.12+39+40}{74}\approx 36,6$

Nhìn vào bảng ta thấy mốt của dấu hiệu là M0 = 36

b) Mốt M0 = 36 có thể đại diện có dấu hiệu thể hiện cỡ dép 36 bán chạy nhất. Đó là điều cửa hàng quan tâm.

c) Kết luận: Cỡ dép 36 là phù hợp cho nhiều phụ nữ nhất.

4. Gọi x và y là số gia đình có 3 con, 4 con.

Theo đề bài ta có: x + y = 50 - (10 - 35) = 5

                và 3x + 4y = 97 - (10 - 70) = 17

Từ đó tìm được x = 3 và y = 2

$\Rightarrow \overline{X} = \frac{97}{50}=1,94$

5.  a) Giả sử mỗi giá trị của dấu hiệu đều cộng với một số a thì ta có:

 $\frac{(x_{1}+a).n_{1}+(x_{2}+a).n_{2}+...+(x_{k}+a).n_{k}}{N}$

=$\frac{(x_{1}n_{1}+x_{2}n_{2}+...+x_{k}n_{k})+a(n_{1}+n_{2}+...+n_{k})}{N}$

=$\frac{x_{1}n_{1}+x_{2}n_{2}+...+x_{k}n_{k}}{N}+\frac{a(n_{1}+n_{2}+...+n_{k}}{N}$

= $\overline{X}+a$

Vậy mỗi giá trị tăng thêm a đơn vị thì trung bình cộng của các giá trị tăng thêm a đơn vị.

b) Giả sử mỗi giá trị của dấu hiệu đều nhân với một số b thì ta có:

 $\frac{(x_{1}b)n_{1}+(x_{2}b)n_{2}+...+(x_{k}b)n_{k}}{N}$

=$\frac{(x_{1}n_{1}+x_{2}n_{2}+...+x_{k}n_{k})b}{N}$

=$\overline{X}b$

Vậy khi mỗi giá trị tăng gấp b lần thì trung bình cộng của nó cũng tăng gấp b lần.

6. a) Điểm trung bình cộng của xạ thủ A là: 

$\overline{X_{A}} = \frac{8.3+9.3+10.4}{10}=9,1$

   Điểm trung bình cộng của xạ thủ B là:

$\overline{X_{A}} = \frac{9.4+10.6}{10}=9,6$

b) Nhận xét:

Xạ thủ B có thành tích ổn định và tốt hơn xạ thủ A.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng, mốt Toán lớp 7

1. Kết quả điều tra tháng sinh của 45 học sinh trong một lớp 7 được ghi lại trong bảng sau:

1256349109
2319105123
36410971042
473111091094
591012111012910

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì? Số đơn vị điều tra?

b) Lập bảng tần số và rút ra nhận xét về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất.

2. Cho bảng tần số sau: 

Giá trị (x)3031323334 
Tần số (n)34157N = 20

Từ bảng này, hãy viết lại một bảng số liệu thống kê ban đầu.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.