Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã học...

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách cánh diều. Tất cả các bài văn đều được đội ngũ giáo viên ConKec biên soạn giúp các em học sinh cũng như phụ huynh có thêm sự tham khảo. Nếu muốn xem đầy đủ các bài, bạn đọc hãy gõ "văn mẫu 6 sách cánh diều ConKec". Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: "Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã học (“Đêm nay Bác không ngủ”, “Lượm”, “Gấu con chân vòng kiềng”)".

Đoạn mẫu 1

         Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là bài thơ viết về hình ảnh Bác Hồ qua những sinh hoạt đời thường. Bác không ngủ vì lo cho chiến dịch, vì lo cho các chú bộ đội phải ngủ ngoài rừng lấy lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn. Tôi ấn tượng nhất hai câu thơ: “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Bác không ngủ, cũng không hoạt động chân tay, mà chỉ “ngồi đinh ninh”. Tưởng chừng như “ngồi đinh ninh” không để làm gì nhưng chính cụm từ đó đã gợi cho người đọc nhiều trường liên tưởng. Tại sao Bác không ngủ mà lại ngồi đinh ninh? Bác đang lo nghĩ chuyện gì? “Ngồi đinh ninh” là ngồi yên một chỗ, không động đậy, không nói một lời nào. Từ bên ngoài, người ta chỉ có thể biết Bác đang suy nghĩ điều gì đó. Câu thơ tiếp theo “Chòm râu im phăng phắc” vừa khắc họa hình ảnh quen thuộc, gần gũi của Bác Hồ mà ai cũng biết chính là chòm râu. Nhưng “chòm râu” nào có tri giác để biết “im phăng phắc”?! Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để nói lên hình ảnh Bác ngồi một mình, lặng lẽ giữa đêm khuya, ngẫm ngợi. “Chòm râu im phăng phắc” đồng thời cũng cho thấy khung cảnh xung quanh lặng yên, không có một tiếng động hay hoạt động nào, ngay cả một cơn gió cũng không có. Như vậy, không gian ở đây là không gian tĩnh lặng của đêm khuya. Chỉ với hai câu thơ cùng biện pháp tu từ nhân hóa, tác giả đã vẽ được không gian, thời gian và hình ảnh của Bác. Điều đó đã cho tôi có thêm những cảm nhận về một bài thơ hay và hiểu thêm về chân dung Bác Hồ.

Đoạn mẫu 2

         Trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, tôi thích nhất là khổ thơ miêu tả hình ảnh chú bé đi đưa thư liên lạc, chạy qua cánh đồng lúa: “Đường quê vắng vẻ/ Lúa trỗ đòng đòng/ Ca lô chú bé/ Nhấp nhô trên đồng”. Không gian trong khổ thơ là không gian đồng lúa rộng mênh mông. Giữa không gian ấy, chỉ có chú bé Lượm chạy đi giao thư mà ẩn hiện là chiếc ca lô nhấp nhô. Đồng lúa chín và hình ảnh chú bé trơr nên thật thơ mộng. “Nhấp nhô” là một từ láy biểu thị sự vật được hiện ra lúc lên lúc xuống, không đều nhau. Hình ảnh ca lô của Lượm nhấp nhô trên đồng cho thấy điểm nhìn của tác giả ở đằng xa. Tác giả có lẽ đã tưởng tượng hình ảnh chú bé đi giao thư, chạy “thoăn thoắt” qua cánh đồng mới có được sự “nhấp nhô” như vậy. Nghĩa là, dù khổ thơ chỉ nói đến “nhấp nhô trên đồng” nhưng vẫn gợi nhắc người đọc đến hình ảnh của Lượm ở các khổ thơ trước với dáng vẻ “loắt choắt”, “Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh”. Với một từ ngữ đắc địa, Tố Hữu đã miêu tả và gợi nhắc được dáng vẻ của Lượm ở các khổ thơ trước. Đó là lý do tôi thích từ “nhấp nhô” và cách miêu tả trong khổ thơ này đến vậy.

Đoạn mẫu 3

         Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là một bài thơ đã cho tôi những bài học nhân văn sâu sắc. Bài thơ nói về bạn gấu con có đôi chân vòng kiềng vui chơi trong rừng nhưng bị các bạn trong rừng chê cười. Chỉ có mẹ của gấu con đã nói cho gấu con biết cả họ nhà gấu đều có chân vòng kiềng, vẫn sống vui vẻ, và còn rất tài giỏi. Chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ, thậm chí với gấu mẹ nó còn rất đẹp. Bài thơ đã cho thấy thẩm mỹ là cái theo mắt nhìn của mỗi người, đồng thời cũng là lời khích lệ, động viên mỗi người tự tin vào vẻ đẹp, vào cả những điều tưởng chừng như khuyết điểm của bản thân mình.

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ