Phần thảo luận
1. Trong thí nghiệm ở phần đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người ( ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải ) thì số chỉ của lực kế sẽ giống nhau hay khác nhau ? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
2. Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây của lực và phản lực
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp ( xuất hiện hoặc mất đi đồng thời )
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lón nhưng ngược chiều ( hai lực như vậy là hai lực trực đối )
- Lực và phản lực không cân bằng nhau ( vì chúng đặt vào hai vật khác nhau )
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng
Bài Làm:
1. Số chỉ của hai lực kế sẽ khác nhau
2. Ví dụ chứng minh :
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp ( xuất hiện hoặc mất đi đồng thời ) : Khi ta ném quả bóng đạp vào bức tường, thì bức tường sẽ tác động lại một lực lên quả bóng làm cho quả bóng văng ra xa.
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lón nhưng ngược chiều ( hai lực như vậy là hai lực trực đối ) : Khi ta đứng lên cân để cân, thì nhờ lực đẩy của mặt bàn cân tác dụng lên chân nên làm ta có thể giữ thăng bằng khi đứng trên cân, và trọng lục tác dụng lên cơ thể người và lực đẩy của lò xo nằm trên một đường thẳng và ngược chiều nhau
- Lực và phản lực không cân bằng nhau ( vì chúng đặt vào hai vật khác nhau ): Khi ta treo áo vào giá móc áo quần. Cái áo không bị rơi xuống đất chứng tỏ trọng lực của chiếc áo và phản lực mà giá móc có độ lớn bằng nhau nhưng chúng không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại : Bạn A đẩy bạn B thì chính bạn B cũng bị bạn A đẩy về phía sau