I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG.
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- Công thức: $\rho =\frac{m}{V}$ (34.1)
- Trong đó:
$\rho$ : là khối lượng riêng (kg/m3)
$m$: khối lượng (kg)
$V$: Thể tích (m3)
- Khối lượng riêng được tính bằng thương số giữa khối lượng và thể tích.
- Khối lượng luôn không thay đổi.
- Thể tích tăng (giảm) khi nhiệt độ tăng (giảm).
=> Do đó, khối lượng riêng của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ.
II. ÁP LỰC VÀ ÁP SUẤT
1. Áp lực.
Kết luận: Lực mà cuốn sách tác dụng lên mặt bàn, theo phương vuông góc với mặt bàn được gọi là áp lực.
2. Áp suất.
Áp suất:
- Là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của áp lực.
- Có độ lớn bằng áp lực chia cho diện tích bị ép. $p = \frac{F_N}{S}$ (34.2)
- Đơn vị: $N/m^{2}$, có tên gọi là paxcan
$1Pa =1N/m^{2}$
III. ÁP SUẤT CỦA CHẤT
1. Sự tồn tại áp suất của chất lỏng.
- Khi bình cầu đặt trên cạn, nước trong bình sẽ theo các lỗ nhỏ thoát ra ngoài.
- Khi nhúng bình vào nước thì nước không còn thoát ra ngoài theo các lỗ đó nữa. Điều đó chứng tỏ áp suất của nước tác dụng vào thành của bình cầu, đẩy và giữ cho nước ở trong bình.
=> Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật theo nhiều phương, còn áp suất chất rắn chỉ tác dụng lên vật theo một phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc
2. Công thức tính áp suất chất lỏng.
Dựa vào công suất tính áp suất:
$p = \frac{F_N}{S}=\frac{m.g}{S}=\frac{\rho .V.g}{S}=\frac{\rho .S.h.g}{S}=\rho $
3. Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên
- Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên là: $\Delta p=\rho .g.\Delta h$ (34.3)
Trong đó:
- $\Delta p$ là độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm có độ sâu lần lượt là h1 và h2 so với mặt thoáng của chất lưu đứng yên.
- $\Delta h = h_1 - h_2$