I. TRỌNG LỰC.
1. Trọng lực.
- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng lên vật, gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. Kí hiệu $\vec{P}$.
- Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
- Phương thẳng đứng.
- Chiều từ trên xuống.
- Điểm đặt gọi là trọng tâm của vật.
- Công thức của trọng lực: $\vec{P}=m\vec{g}$
- Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
2. Trọng lượng.
- Trọng lượng của vật là: độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
- Công thức tính: $P=m.g$
- Trọng lượng của vật có thể đo bằng lực kế hoặc cân lò xo.
*Một số sai lầm sai lầm mà HS thường mắc:
Ví dụ vật có khối lượng 1,2kg (ở gần mặt đất) thì tính ra trọng lượng xấp xỉ là 12N.
Cách viết sai: 1,2kg=12N. Hoặc “ta đổi 1,2kg ra 12N”.
Giải thích: Trọng lượng và khối lượng là hai đại lượng vật lí có bản chất khác nhau, nen không thể đổi số đo của đại lượng ày sang số đo của đại lượng kia.
3. Phân biệt trọng lượng và khối lượng.
- Trọng lượng của vật sẽ thay đổi khi đem vật đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi.
- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Vì vậy khối lượng của một chất không thay đổi khi ta từ nơi này đến nơi khác.
II. LỰC CĂNG.
Nhận xét:
- Lực căng có điểm đặt tại vị trí của vật tiếp xúc với dây.
- Lực căng có phương trùng với phương của sợi dây, có chiều ngược với chiều của lực kéo dãn dây.