I. TỐC ĐỘ
1. Tốc độ trung bình
- Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyện động. Đại lượng này gọi là tốc độ trung bình của chuyển động (gọi tắt là tốc độ trung bình), kí hiệu là v
- Công thức tính:
$v=\frac{s}{t}$(5.1a)
Từ công thức trên, ta suy ra:
- Quãng đường đi được: $s=v.t$
- Thời gian đi: $t=\frac{s}{v}$
Chú ý:
Nếu gọi quãng đường đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm $t_1$ là $s_1$, đến thời điểm $t_2$ là $s_2$ thì:
- Thời gian đi là: $\Delta t=t_2-t_1$
- Quãng đường đi được trong thời gian $\Delta t$ là: $\Delta s=s_2-s_1$
- Tốc độ trung bình của chuyển động là: $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}$(5.1b)
2. Tốc độ tức thời.
Ta có thể thấy tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trên một đoạn đường rất ngắn.
II. VẬN TỐC
1. Vận tốc trung bình.
Trong vật lý, người ta dùng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển để xác định độ nhanh chậm của chuyển động theo một hướng xác định. Đại lượng này được gọi là vận tốc trung bình, kí hiệu là v
$\vec{v}=\frac{\vec{d}}{\vec{t}}$(5.2a)
Có thể viết: $v=\frac{\Delta d}{\Delta t}$ (5.2b)
Trong đó: $\Delta d$ là độ dịch chuyển trong thời gian $\Delta t$
2. Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định, được kí hiệu là $\vec{v_t}$
$\vec{v_t}=\frac{\Delta \vec{d}}{\Delta \vec{t}}$ với $\Delta t$ rất nhỏ.
3. Tổng hợp vận tốc.
a) Tổng hợp hai vận tốc cùng phương.
b) Tổng hợp hai vận tốc vuông góc với nhau.