I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VẬT LÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ
Đối tượng của vật lý là: nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ
Trải qua 3 giai đoạn chính:
- GĐ 1: từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào quan sát và suy luận chủ quan.
- GĐ 2 : từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX: Các nhà vật lý học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa vào phương pháp thực nghiệm.
- GĐ 3: cuối thế kỉ XIX đến nay: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và dùng thí nghiệm để kiểm chứng.
III. VAI TRÒ CỦA VẬT LÍ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
a) Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên
Vật lí có quan hệ với mọi ngành khoa học. Các khái niệm, định luật, nguyên lí của Vật lí được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của KHTN, như việc giải thích cơ chế của hiện tượng tự nhiên, hiện tượng trong thế giới sinh học, phản ứng hóa học, hiện tượng trong vũ trụ,...
b) Vật lí là cơ sở của công nghệ
- Hiện tượng cảm ứng điện từ, các máy phát điện ra đời là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thư hai vào cuối thế kỉ XIX.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các quy trình sản xuất tự động hóa đã được phát triển. Đó là thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn, vi mạch của vật lý.
- Từ đầu thế kỉ XXI, các thiết bị như máy tính đã xuất hiện. Nó được sử dụng công nghệ hiện đại với vật liệu nano siêu nhỏ . Chúng dựa trên những thành tựu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của vật lý hiện đại.
=> Cuộc Cách mạng lần thứ tư này có tốc độ và tầm ảnh hưởng vượt xa các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
c) Vai trò của vật lí trong đời sống
- Vật lí ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người.
- Tuy nhiên việc ứng dụng thành tựu Vật lí còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống....
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LÍ
1. Phương pháp thực nghiệm
- B1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
- B2. Quan sát, thu thập thông tin
- B3. Đưa ra dự đoán
- B4. Thí nghiệm kiếm tra dự đoán
- B5. Kết luận.
2. Phương pháp mô hình
- B1. Xác định đối tượng cần mô hình hóa.
- B2. Xây dựng mô hình (giả thuyết)
- B3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
- B4. Kết luận