Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. GIA TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 

  • Chuyển động biến đổi là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. 

C1: Chuyển động thẳng biến đổi đều là: chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. 

C2: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là: chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tăng đều theo thời gian.

C3: Chuyển động thẳng chậm dần đều là: chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc giảm đều theo thời gian.

Ta có công thức tính gia tốc là: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$

Mà: vì chuyển động thẳng biến đổi đều có vận tốc thay đổi đều theo thời gian nên gia tốc a không đổi theo thời gian. Hay: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$= hằng số (9.1)

II. VẬN TỐC TỨC THỜI CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 

Công thức tính gia tốc của chuyển động: 

$a=\frac{\Delta v}{\Delta t} = \frac{v_t-v_0}{t-t_0}=\frac{v_t-v_0}{\Delta t}$ => $v_t=v_0+a.\Delta t$

  • Nếu ở thời điểm ban đầu $t_0=0$ thì: $v_t=v_0+a.\Delta t$ (9.2)
  • Nếu ở thời điểm ban đầu $t_0=0$ xe mới bắt đầu chuyển động $v_0=0$ thì: $v_t=a.\Delta t$(9.3)

III. ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 

Vận tốc tức thời v trong chuyển động thẳng biến đổi đều là hàm bậc nhất của thời gian t, nên đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động này có các dạng như hình 9.1

Vận tốc tức thời v trong chuyển động thẳng biến đổi đều là hàm bậc nhất của thời gian t, nên đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động này có các dạng như hình 9.1

IV. ĐỘ DỊCH CHUYỂN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 

1. Tính độ dịch chuyển bằng đồ thị vận tốc – thời gian $(v - t)$

Độ dịch chuyển của vật trong thời gian $\Delta t$ có độ lớn bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh là $v_C$ và $\Delta t$. Độ lớn này bằng diện tích của hình thang vuông có đường cao là t và các đáy có độ lớn $v_0$ và $v$. 

2. Tính độ dịch chuyển bằng công thức.

Độ lớn của độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều là: 

$d=v_0t-\frac{1}{2}a.t^{2}$

Chú ý: Không đưa ra công thức $v=v_0-a.t$ và $d=v_0t-\frac{1}{2}a.t^{2}$ để mô tả chuyển động chậm dần đều.

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập