Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 31: Động học của chuyển động tròn đều. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN
- Để xác định vị trí của vật chuyển động tròn, ta có thể dựa vào quãng đường đi s (độ dài cung tròn) hoặc độ dịch chuyển góc tính từ vị trí ban đầu (được biểu diễn như hình 31.1).
- Với s là độ dài cung, là góc chắn tâm, r là bán kính đường tròn thì : $\theta = \frac{s}{r}$ (31.1)
II. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU. TỐC ĐỘ VÀ TỐC ĐỘ GÓC.
1. Tốc độ
- Khái niệm: Chuyển động tròn đều là chuyển động:
- Theo quỹ đạo tròn.
- Có tốc độ không thay đổi.
- $v = \frac{s}{t}$= hằng số (31.2)
2. Tốc độ góc
- Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều bằng độ dịch chuyển góc chia cho thời gian dịch chuyển.
- Kí hiệu tốc độ góc là , thì: $\omega =\frac{\Delta\theta }{\Delta t}$
Nếu chọn mốc $= \theta$, $t = 0$ thì $\omega =\frac{\theta }{t}$ (31.3)
- Đơn vị thường dùng của tốc độ góc là rad/s.
- Từ công thức (31.1) và (31.2) => $v= \omega.r$
III. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Trong chuyển động tròn đều:
- Tốc độ của vật có độ lớn không đổi, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động trên đoạn đường s xác định.
- Vận tốc tức thời thì đặc trưng cho tính nhanh chậm của từng điểm trên quỹ đạo và cho biết hướng của chuyển động.
Khi một vật chuyển động tròn đều, thì : $v= \omega. r =\frac{2\pi}{t}.r$