I. CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
- Chuyển động nhanh dần là chuyển động có vận tốc tăng dần.
- Chuyển động chậm dần là chuyển động có vận tốc giảm dần.
- Chuyển động biến đổi là chuyển động có vận tốc thay đổi.
II. GIA TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
1. Khái niệm gia tốc
- Đại lượng cho biết độ biến thiên vận tốc trong một đơn vị thời gian hay nói cách khác là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của tốc độ được gọi là gia tốc của chuyển động (gọi tắt là gia tốc), kí hiệu là a.
- Công thức tính: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{v_t -v_0}{t-t_0}$ (1)
- Từ công thức xác định gia tốc, ta có thể suy luận ra đơn vị của gia tốc:
$\Delta v$ có đơn vị là m/s
$\Delta t$ có đơn vị là s
=> a có đơn vị là $m/s^{2}$
- Vì $\Delta \vec{v}$ là đại lượng vectơ nên a cũng là đại lượng vectơ.
$\vec{a}=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta t}$ (2)
Chú ý:
Thuật ngữ “gia tốc” được hiểu là sự gia tăng tốc độ. Tuy nhiên trong vật lý, gia tốc không những dùng để mô tả sự tăng mà còn dùng để mô tả sự giảm vận tốc và sự đổi hướng của vận tốc.
$-a=\frac{\Delta v}{\Delta t} $ được gọi là gia tốc trung bình.
Khi $\Delta t$ rất nhỏ thì có thể coi gia tốc này là gia tốc tức thời.
2. Bài tập ví dụ