I. LỰC MA SÁT NGHỈ
Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, khi vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động.
II. LỰC MA SÁT TRƯỢT.
1. Đặc điểm của lực ma sát trượt
- Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt.
- Ý nghĩa: Lực ma sát trượt cản trở vật trượt trên bề mặt tiếp xúc.
- Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào:
- Vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc.
- Độ lớn của áp lực lên bề mặt.
- Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
2. Công thức của lực ma sát trượt.
- Từ nhận xét ở phần trên: Áp lực và lực ma sát có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau. Ta suy ra hệ thức liên hệ giữa độ lớn của lực ma sát $F_{ms}$ và độ lớn của áp lực lên mặt tiếp xúc N là: $F_{ms}=a.N$ . Trong đó a là một hằng số.
- Hệ số ma sát trượt là tỉ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt $F_{ms}$ và áp lực N.
- Công thức tính lực ma sát trượt:
$F_{ms}= \mu . N$
*Mở rộng:
Trong các điều kiện cùng áp lực N thì lực ma sát nghỉ tác dụng vào vật lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt tác dụng lên các vật trượt rất nhiều.
III. BÀI TẬP VÍ DỤ.
IV. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG.
- Khi người di chuyển trên đường, lực của chân tác dụng lên mặt đường về phía sau, lực ma sát nghỉ sẽ tác dụng trở lại, đẩy người chuyển động lên phía trước.
- Loại bột trắng mà vận động viên thoa vào lòng bàn tay có tác dụng hút ẩm, thấm mồ hôi, tăng ma sát để tay tiếp xúc với các vật.
Một số cách làm giảm lực ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống:
- Làm nhẵn bề mặt của vật.
- Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt.
- Chuyển lực ma sát trượt thành lực ma sát lăn.
- Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc.