Trắc nghiệm Tin học 6 kết nối tri thức kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 6 kết nối tri thức kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản:

  • A. Chọn bản in
  • B. Chọn hướng trang
  • C. Đặt lề trang
  • D. Lựa chọn khổ giấy

Câu 2: Để thay đổi cỡ chữ của một nhóm kí tự đã chọn. Ta thực hiện lệnh Format → Font … và chọn cỡ chữ trong ô:

  • A. Font Style
  • B. Font
  • C. Size
  • D. Small caps

Câu 3: Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có:

  • A. Phông (Font) chữ
  • B. Kiểu chữ (Type)
  • C. Cỡ chữ và màu sắc
  • D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 4: Trong phầm mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

  • A. chọn hướng trang đứng 
  • B. chọn hướng trang ngang
  • C. chọn lề trang         
  • D. chọn lề đoạn văn bản

Câu 5: Các lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong nhóm lệnh nào trên phần mềm soạn thảo?

  • A. Page Layout
  • B. Design
  • C. Paragraph
  • D. Font

Câu 6: Để định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh:

  • A. File→ Page Setup…
  • B. Edit → Page Setup…
  • C. File → Print Setup…
  • D. Format → Page Setup…

Câu 7: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:

  • A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
  • B. Chỉ sử dụng chuột.
  • C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc.
  • D. Có thể sử dụng chuột, phím Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím.

Câu 8: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

  • A. 10 cột, 10 hàng.                                   
  • B. 10 cột, 8 hàng.
  • C. 8 cột, 8 hàng.                                       
  • D. 8 cột, 10 hàng.

Câu 9: Độ rộng của cột và hàng sau khi được tạo:

  • A. luôn luôn bằng nhau
  • B. không thể thay đổi
  • C. có thể thay đổi
  • D. có thể bằng nhau nhưng không thể thay đổi

Câu 10: Nếu muốn tạo bảng nhiều cột, hàng hơn ta thực hiện như thế nào?

  • A. Insert -> Table -> Quick Tables
  • B. Insert -> Table -> Insert Table
  • C. Insert -> Table -> Drawtable
  • D. Insert -> Table -> Excel Speadsheet

Câu 11: Khi sử dụng hộp thoại “Find and Replace", nếu tìm được một từ mà chúng ta không muốn thay thế, chúng ta có thể bỏ qua từ đó bằng cách chọn lệnh nào?

  • A. Replace All.
  • B. Replace
  • C. Find Next.
  • D. Cancel.

Câu 12: Khi thực hiện lệnh: Home ->Editing -->Replace có nghĩa là:

  • A. Thực hiện thay thế
  • B. Thực hiện tìm kiếm
  • C. Xuất hiện hộp thoại Find and Replace
  • D. Xóa lệnh thực hiện

Câu 13: Công cụ nào trong chương trình soạn thảo văn bản Word cho phép tìm nhanh các cụm từ trong văn bản và thay thế cụm từ đó bằng một cụm từ khác?

  • A. Lệnh Find trong bảng chọn Edit
  • B. Lệnh Find and Replace… trong bảng chọn Edit
  • C. Lệnh Replace trong bảng chọn Edit
  • D. Lệnh Search trong bản chọn File

Câu 14: Sau khi sử dụng lệnh Find trong bảng chọn Edit để tìm được một từ, muốn tìm cụm tiếp theo, em thực hiện ngay thao tác nào dưới đây?

  • A. Nháy nút Find Next
  • B. Nhấn nút Next
  • C. Nhấn phím Delete
  • D. Tất cả ý trên

Câu 15: Trong hộp thoại Find and Place, khi nháy nút Replace có nghĩa là:

  • A. Tìm kiếm
  • B. Thay thế
  • C. Kết thúc
  • D. Xóa bỏ

Câu 16: Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:

1. Nháy chuột vào bảng chọn Edit → Find → xuất hiện hộp thoại Find and Replace.

2. Nhập từ cần tìm vào hộp [........].

3. Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.​

  • A. Find
  • B. Edit
  • C. Find Next
  • D. Find What

Câu 17: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

  • A. Sử dụng các biến và dữ liệu.
  • B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.
  • C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.
  • D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

Câu 18: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?

  • A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
  • B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
  • C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
  • D. Vẽ sơ đồ khối không ton thời gian.

Câu 19: Mục đích của sơ đồ khối là gì?

  • A. Để mô tả chi tiết một chương trình.
  • B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.
  • C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.
  • D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.

Câu 20: Em hãy chọn các câu đúng?

  • A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
  • B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu đầu ra
  • C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
  • D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.

Câu 21: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:

  • A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
  • B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển
  • C. một bài hát mang âm điệu dân gian
  • D. một bản nhạc tình ca

Câu 22: “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào?

  • A. Cấu trúc tuần tự
  • B. Cấu trúc nhánh dạng thiếu
  • C. Cấu trúc nhánh dạng đủ
  • D.  Cấu trúc lặp

Câu 23: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có:

  • A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh
  • B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp
  • C. khâu kết thúc tuần tự
  • D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh

Câu 24: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu trúc lặp
  • B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh
  • C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
  • D. “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu tuần tự

Câu 25: Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp:

  • A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.
  • B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
  • C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 26: Công việc không hoạt động theo cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là:

  • A. Nếu trời mưa em sẽ ở nhà đọc truyện, ngược lại em sẽ đi đá bóng
  • B. Nếu một số chia hết cho 2 thì nó là số chẵn, ngược lại là số lẻ
  • C. Nếu mai trời vẫn mưa, đường vẫn ngập nước, em được nghỉ học ở nhà
  • D. Nếu cuối tuần trời không mưa cả nhà em sẽ đi picnic, ngược lại cả nhà sẽ ở nhà xem phim

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi 27, 28:

Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:

(1) Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

(2) Dùng tay đảo rau trong chậu.

(3) Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.

(4) Lặp lại bước (4) đến bước (3) cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

Câu 27: Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?

  • A. Vớt rau ra rổ.                                          
  • B. Đổ hết nước trong  chậu đí.
  • C. Rau sạch.                                                
  • D. Rau ở trong chậu.

Câu 28: Các bước nào của thuật toán được lặp lại?

  • A. Chỉ bước 1 và 2.                                   
  • B. Chỉ bước 2 và 3.
  • C. Ba bước 1, 2 và 3.                                   
  • D. cả bốn bước 1, 2, 3 và 4.

Câu 29: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:

  • A. hai số a, b
  • B. số lớn hơn
  • C. số bé hơn
  • D. số bằng nhau

Câu 30: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

  • A. Một bản nhạc hay.
  • B. Một bức tranh đầy màu sắc.
  • C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
  • D. Một bài thơ lục bát.

Câu 31: Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước

Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi

Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu

Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm

Các bước trên được gọi là:

  • A. Bài toán
  • B. Người lập trình
  • C. Máy tính điện tử
  • D. Thuật toán

Câu 32: Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?

  • A. Format/Font
  • B. Home /Paragraph
  • C. File/Paragraph
  • D. Format/Paragraph

Câu 33: Tìm kiếm gồm có 3 bước, sắp xếp lại các bước theo đúng trật tự:

a. Nháy chuột vào thẻ Home.

b. Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter.

c. Trong nhóm lệnh Editing \ Find.

Trật tự sắp xếp:

  • A. a – b – c
  • B. a – c – b
  • C. c – a – b
  • D. b – a – c

Câu 34: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

  • A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng
  • B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn
  • C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số
  • D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát, …

Câu 35: Ý nào sau đây chưa đúng:

  • A. Delete Columns: Xoá cột đã chọn
  • B. Delete Rows: Xoá hàng đã chọn
  • C. Split Cells: Thêm ô
  • D. Merge Cells: Gộp nhiều ô thành một ô

Câu 36: Muốn xóa bảng, sau khi chọn cả bảng, em nháy chuột phải vào ô bất kì trong bảng rồi chọn lệnh:

  • A. Delete Rows
  • B. Delete Table
  • C. Delete Columns
  • D. Delete Cells

Câu 37: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

  • A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
  • B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
  • C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
  • D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

Câu 38: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh

  • A. Orientation   
  • B. Size 
  • C. Margins      
  • D. Columns 

Câu 39: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

  • A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng
  • B. Chọn chữ màu xanh
  • C. Căn giữa đoạn văn bản
  • D. Thêm hình ảnh vào văn bản

Câu 40: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?

  • A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
  • B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
  • C. Cấu trúc lặp.                                         
  • D. Cấu trúc tuần tự.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ