[KNTT] Trắc nghiệm tin học 6 chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm tin học 6 chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P1) sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sơ đồ khối của thuật toán là:

  • A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính
  • B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng

  • C. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện

  • D. ngôn ngữ tự nhiên

Câu 2: Đâu không phải là thành phần của một thuật toán cơ bản:

  • A. Thông tin đầu vào (Input)

  • B. Thông tin đầu ra (Output)

  • C. Mũi tên chỉ hướng thực hiện

  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Theo em có mấy cách để mô tả một thuật toán?

  • A. 2
  • B. 3

  • C. 4

  • D. 5

Câu 4: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?

  • A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
  • B. Sơ đồ khối dễ vẽ.

  • C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.

  • D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.

Câu 5: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:

  • A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
  • B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển

  • C. một bài hát mang âm điệu dân gian

  • D. một bản nhạc tình ca

Câu 6: Em hãy chọn các câu đúng?

  • A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
  • B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu đầu ra

  • C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

  • D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.

Câu 7: Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước

Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi

Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu

Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm

Các bước trên được gọi là:

  • A. Bài toán

  • B. Người lập trình

  • C. Máy tính điện tử

  • D. Thuật toán

Câu 8: Ngoài cách mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên, thuật toán còn có thể được mô tả bằng:

  • A. sơ đồ khối
  • B. sơ đồ tư duy

  • C. bảng biểu

  • D. sơ đồ cây

Câu 9: Cho dãy các thao tác sau đây:

a) Max <- a

b) Nếu Max < b thì Max <- b

c) Nhập a, b

d) Thông báo Max và kết thúc

Sắp xếp thứ tự các thao tác để nhận được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên a và b:

  • A. c – a – b – d
  • B. a – b – c – d

  • C. c – d – a – b

  • D. c – b – d – a

Câu 10: Ai là cha đẻ của thuật toán:

  • A. Antonio Meucci

  • B. Philo Farnsworth

  • C. Alan Mathison Turing
  • D. Nicholas-Joseph Cugnot

Câu 11: Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?

  • A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
  • B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.

  • C. Rẽ nhánh, lặp và gán.

  • D. Tuần tự, lặp và gán.

Câu 12: Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?

  • A. 1.

  • B. 2.
  • C. 3.

  • D. 4.

Câu 13: Cấu trúc tuần tự là gì?

  • A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.

  • B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
  • C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.

  • D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.

Câu 14: Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện:

  • A. Chỉ được lặp duy nhất 1 lần

  • B. Lặp lại nhiều lần

  • C. Câu A đúng, câu B sai

  • D. Câu A sai, câu B đúng

Câu 15: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có:

  • A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh

  • B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp
  • C. khâu kết thúc tuần tự

  • D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh

Câu 16: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu trúc lặp

  • B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh
  • C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

  • D. “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu tuần tự

Câu 17: Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp:

  • A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.

  • B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
  • C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.

  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau: Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước. Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?

  • A. Cấu trúc tuần tự.

  • B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

  • C. Cấu trúc lặp.

  • D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:

(1) Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

(2) Dùng tay đảo rau trong chậu.

(3) Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.

(4) Lặp lại bước (4) đến bước (3) cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

Câu 19: Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?

  • A. Vớt rau ra rổ.

  • B. Đổ hết nước trong chậu đi.

  • C. Rau sạch.
  • D. Rau ở trong chậu.

Câu 20: Các bước nào của thuật toán được lặp lại?

  • A. Chỉ bước 1 và 2.

  • B. Chỉ bước 2 và 3.

  • C. Ba bước 1, 2 và 3.
  • D. Cả bốn bước 1, 2, 3 và 4.

Cho chương trình Scratch như hình bên dưới, trả lời câu hỏi 21, 22, 23:

Câu 21: Chương trình này thực hiện công việc gì?

  • A. Đếm số

  • B. Viết chữ cái

  • C. Thực hiện phép tính
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 22: Chương trình nhận đầu vào là gì?

  • A. số 3

  • B. giá tị của a, b, c
  • C. kết quả của a, b, c

  • D. giá trị của a, b, c chia 3

Câu 23: Chương trình thực hiện phép toán gì trên dữ liệu đầu vào?

 

  • A. Thực hiện phép tính (a + b + c) : 3

  • B. Thực hiện phép tính (a + b )+ (c : 3)
  • C. Thực hiện phép tính a + b + c + 3

  • D. Thực hiện phép tính a+b+c

Câu 24: Chương trình Scratch ở hình 24 thực hiện công việc gì?

 

  • A. Phát âm thanh "Meow" một lần trong 1 giây

  • B. Phát âm thanh "Meow"  bà lần, mỗi lần cách nhau 1 giây
  • C. Phát âm thanh "Meow" một lần trong 3 giây

  • D. Phát âm thanh "Meow" nhiều lần liên tục

Câu 25: Chương trình máy tính là:

  • A. một tập hợp các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình, thể hiện theo các bước của thuật toán để máy tính "hiểu" và thực hiện
  • B. một bản hướng dẫn con người sử dụng biết thực hiện công việc nào đó.

  • C. hình vẽ sơ đồ khối thuật toán để cho máy tính biết cách giải quyết một công việc.

  • D. chương trình trên ti vi về máy tính.

Câu 26: Để viết chương trình cho máy tính, người lập trình sử dụng loại ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1

  • B. Ngôn ngữ lập trình
  • C. Ngôn ngữ tự nhiên

  • D. Ngôn ngữ chuyên ngành

Câu 27: Java là một………..

  • A. ngôn ngữ lập trình
  • B. chương trình máy tính

  • C. phần mềm lập trình

  • D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Chương trình được lập trình trên máy tính chỉ sử dụng cho máy tính, không sử dụng cho các thiết bị khác.

  • B. Có thể dùng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để thể hiện một thuật toán
  • C. Mỗi thuật toán cần một ngôn ngữ lập trình riêng để viết thành chương trình

  • D. Chỉ có duy nhất một ngôn ngữ lập trình khác nhau

Câu 29: Sắp xếp thứ tự các hình được đánh số trong hình sau để được thuật toán tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b.

(1) Nhập a, b

(2) Bắt đầu

(3) Tổng <- a + b

(4) Chu vi <- Tổng x 2

(5) Kết thúc

(6) Giá trị chu vi của hình chữ nhật Thứ tự sắp xếp đúng là:

  • A. (2) – (3) – (1) – (4) – (6) – (5)
  • B. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5)
  • C. (2) – (1) – (4) – (3) – (6) – (5)

  • D. (2) – (1) – (3) – (6) – (4) – (5)

Câu 30: Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?

  • A. Nhận dữ liệu đầu vào, thực hiện các bước xử lí, đưa ra kết quả
  • B. Chỉ thực hiện một lệnh do con người yêu cầu

  • C. Chỉ thực hiện các bước xử lí và đưa ra kết quả

  • D. Nhập sơ đồ khối, đưa ra kết quả

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ