Câu 1: Phân chia nhân trong quá trình nguyên phân thực chất là
- A. phân chia các gene nằm ở ti thể.
-
B. phân chia vật chất di truyền DNA và nhiễm sắc thể.
- C. phân chia các bào quan.
- D. phân chia vật chất di truyền ở tế bào chất.
Câu 2: Loại tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành mọi tế bào của cơ thể trưởng thành gọi là
- A. tế bào soma.
- B. tế bào mô sẹo.
- C. tế bào gốc trưởng thành.
-
D. tế bào gốc phôi.
Câu 3: Vi sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm vi sinh vật nhân sơ?
- A. Nấm đơn bào.
- B. Vi nấm.
- C. Tảo đơn bào.
-
D. Vi khuẩn.
Câu 4: Loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo con đường quang hợp là
- A. vi khuẩn màu lục.
-
B. vi khuẩn lam.
- C. vi khuẩn màu tía.
- D. vi khuẩn nitrate.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình phân bào?
- A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
-
B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
- C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.
- D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.
Câu 6: Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là
- A. có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành.
-
B. có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang.
- C. chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
- D. chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành.
Câu 7: Sản xuất thuốc kháng sinh là một ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực
- A. nông nghiệp.
- B. thực phẩm.
-
C. y dược.
- D. xử lí chất thải.
Câu 8: Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học chủ yếu nào sau đây?
- A. Vi sinh vật có sự đa dạng về di truyền.
- B. Vi sinh vật có phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng.
-
C. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất nhanh.
- D. Vi sinh vật có khả năngsinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.
Câu 9: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
- A. Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng.
- B. Tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
- C. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài đó.
-
D. Ứng dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin.
Câu 10: Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học là
- A. có tác dụng nhanh chóng.
-
B. không gây ô nhiễm môi trường.
- C. có khả năng diệt trừ sâu bệnh.
- D. có khả năng cải tạo đất trồng.
Câu 11: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là
- A. vi sinh vật có khả năng vận chuyển chất thải, chất độc hại và kim loại nặng xuống tầng sâu của địa chất.
- B. vi sinh vật có khả năng sinh nhiệt để đốt cháy tất cả các chất thải, chất độc hại và kim loại nặng.
- C. vi sinh vật có khả năng tạo ra màng sinh học ngăn chặn chất thải, chất độc hại và kim loại nặng gây hại cho môi trường.
-
D. vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng.
Câu 12: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh vật?
- A. Sữa chua.
- B. Vaccine.
- C. Chất kháng sinh.
-
D. Lúa mì.
Câu 13: Chủng vi sinh vật được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
- A. Saccharomyces cerevisiae.
- B. Streptomyces griseus.
-
C. Bacillus thuringiensis.
- D. Rhizobium.
Câu 14: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?
-
A. Sữa chua đông tụ, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.
- B. Sữa chua tách nước, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.
- C. Sữa chua đông tụ, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.
- D. Sữa chua sủi bọt, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.
Câu 15: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm
- A. lõi nucleic acid và vỏ ngoài.
- B. vỏ ngoài và vỏ capsid.
-
C. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
- D. gai glycoprotein và lõi nucleic acid.
Câu 16: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là
- A. hấp thụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → giải phóng.
- B. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng → lắp ráp.
- C. hấp thụ → lắp ráp → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng.
-
D. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.
Câu 17: Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là
- A. hấp thụ.
- B. xâm nhập.
-
C. tổng hợp.
- D. lắp ráp.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về virus?
- A. Virus có thể sống tự do hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
-
B. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
- C. Virus cũng có cấu tạo tế bào giống như các sinh vật khác.
- D. Virus có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn lớn hơn vi khuẩn.
Câu 19: Virus khác vi khuẩn ở điểm là
- A. có kích thước lớn hơn.
- B. có cấu tạo tế bào.
-
C. có lối sống kí sinh nội bào bắt buộc.
- D. có hình dạng và cấu trúc đa dạng.
Câu 20: Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là
-
A. sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể.
- B. suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- C. sốt cao, tiêu chảy, đau họng.
- D. tiêu chảy, đau nhức các bộ phận cơ thể.
Câu 21: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, mô sẹo hay còn được gọi là
- A. mô bì.
-
B. mô callus.
- C. mô cứng.
- D. mô dày.
Câu 22: Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là
- A. các chất vô cơ.
- B. các chất hữu cơ.
-
C. ánh sáng.
- D. các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
Câu 23: Những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ được gọi là
-
A. vi sinh vật tự dưỡng.
- B. vi sinh vật dị dưỡng.
- C. vi sinh vật khuyết dưỡng.
- D. vi sinh vật quang dưỡng.
Câu 24: Môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung các chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất được gọi là
- A. môi trường nuôi cấy không liên tục.
- B. môi trường nuôi cấy bán liên tục.
-
C. môi trường nuôi cấy liên tục.
- D. môi trường nuôi cấy đơn giản.
Câu 25: Phát biểu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?
- A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.
-
B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.
- C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.
- D. Virus không thể gây bệnh ung thư.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
-
A. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệt nó và tế bào chuyên hóa.
- B. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng.
- C. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm.
- D. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải.
Câu 27: Bánh mì, bia và rượu đều là sản phẩm lên men của
- A. nấm mốc Aspergillus oryzae.
- B. vi khuẩn lactic.
-
C. nấm Saccharomyces cerevisiae.
- D. vi khuẩn E.coli.
Câu 28: Ngành nghề nào sau đây có liên quan rất lớn đến công nghệ vi sinh vật?
-
A. Công nghệ thực phẩm.
- B. Nuôi trồng thủy sản.
- C. Quản lí đất đai.
- D. Công nghệ thông tin.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật đối với con người?
-
A. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa.
- B. Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
- C. Vi sinh vật tự dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp.
- D. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học giúp bảo vệ các đường ống, các thiết bị công nghiệp.
Câu 30: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?
- A. Vi sinh vật có kích thước hiển vi.
-
B. Vi sinh vật có khả năng gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
- C. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp và phân giải các chất nhanh.
- D. Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh.
Câu 31: Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh?
-
A. Nấm men.
- B. Tảo đơn bào.
- C. Xạ khuẩn.
- D. Vi khuẩn lactic.
Câu 32: Nước được sử dụng trong quá trình làm sữa chua là
- A. nước vừa đun sôi khoảng 100 oC.
- B. nước lọc ở nhiệt độ phòng khoảng 50 oC.
- C. nước lạnh ở nhiệt độ khoảng 10 – 15 oC.
-
D. nước đun sôi để nguội đến khoảng 50 oC.
Câu 33: Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ
- A. DNA.
- B. RNA.
-
C. protein.
- D. phospholipid.
Câu 34: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
- A. tế bào hợp tử
- B. tế bào sinh dưỡng
- C. tế bào sinh dục sơ khai
-
D. tế bào chín sinh dục
Câu 35: Quá trình nguyên phân có thể xảy ra ở những loại tế bào nào sau đây?
(1) Tế bào hợp tử
(2) Tế bào sinh dưỡng
(3) Tế bào sinh dục sơ khai
(4) Tế bào phôi
-
A. (1), (2), (3), (4)
- B. (1), (2), (3)
- C. (1), (3), (4)
- D. (1), (4)
Câu 36: Ở những loài sinh sản vô tính, cơ chế nào sau đây giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài?
-
A. Nguyên phân
- B. Giảm phân
- C. Thụ tinh
- D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Câu 37: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
- A. Đường trong kẹo trực tiếp ăn mòn răng trẻ
-
B. Đường trong kẹo lên men tạo axit lactic ăn mòn răng trẻ
- C. Đường trong kẹo lên men tạo etanol ăn mòn răng trẻ
- D. Đường trong kẹo lên men tạo ra con sâu răng ăn mòn răng trẻ
Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng sau đây
Rượu etanol + O2 → (X) + H2O + năng lượng
Chất X là
- A. axit lactic
- B. dưa muối
- C. sữa chua
-
D. axit axetic
Câu 39: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là
-
A. Chất kháng sinh
- B. Andehit
- C. Các hợp chất cacbohidrat
- D. Axit amin
Câu 40: Điều sau đây không đúng khi nói về virut là
- A. Là dạng sống đơn giản nhất
- B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
- C. Chỉ cần tạo từ hai thành phần cơ bản: protein và axit nucleic
-
D. Là sinh vật nhỏ nhất