Câu 1: Đâu là cấp độ cơ bản của tổ chức sống?
- A. Tế bào.
- B. Quần xã.
- C. Hệ sinh thái.
-
D. Cả 3 cấp độ trên.
Câu 2: Triglyceride là loại …. được cấu tạo từ …..
- A. lipid, các acid béo và glucose.
- B. lipid; sterol.
- C. acid béo; cholesterol.
-
D. lipid; các acid béo và glycerol.
Câu 3: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?
- A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể.
-
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
- C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzyme trong tế bào.
- D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 4: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipid, protein và carbohydrate là?
-
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
- B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào.
- C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào.
- D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào.
Câu 5: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?
- A. Nhân.
- B. Ti thể.
-
C. Plasmid.
- D. Lưới nội chất.
Câu 6: Thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi nồng độ của chất tan là như nhau trong tế bào là?
- A. Ưu trương.
- B. Nhược trương.
-
C. Đẳng trương.
- D. Đồng đều.
Câu 7: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua?
- A. Kênh protein đặc biệt.
- B. Các lỗ trên màng.
-
C. Lớp kép phospholipid.
- D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 8: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
- A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP.
- B. Kênh protein và tiêu tốn ATP.
- C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
-
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Thẩm thấu là sự khuếch tán của chất tan ra, vào tế bào.
- B. Khuếch tán là sự di chuyển của chất tan theo một hướng từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
- C. Các phân tử nước khuếch tán qua kênh protein từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
-
D. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.
Câu 10: Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào
-
A. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không.
- B. tín hiệu có liên kết được với các trình tự DNA đích hay không.
- C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không.
- D. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không.
Câu 11: Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm là
-
A. cho thêm enzyme.
- B. giảm lượng cơ chất.
- C. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt.
- D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp với enzyme với cơ chất.
Câu 12: Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
- A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
-
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào có thể tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
- C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
- D. Giai đoạn đường phân tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 13: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
- A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
- B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
- C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
-
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 14: Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào ban ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật
- A. chỉ xảy ra vào ban đêm.
-
B. xảy ra cả ngày lẫn đêm.
- C. chỉ xảy ra ban ngày.
- D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP.
Câu 15: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
- A. Có khả năng di chuyển.
- B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
-
C. Được cấu tạo từ tế bào.
- D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 16: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
- A. Màng tế bào.
-
B. Chất nguyên sinh.
- C. Nhân tế bào.
- D. Thành tế bào.
Câu 17: DNA có chức năng là
- A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
- B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
- C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
-
D. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 18: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì?
- A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật.
- B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch.
- C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo.
-
D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.
Câu 19: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm
-
A. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
- B. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
- C. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA mạch kép.
- D. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 20: Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?
- A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.
-
B. Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, còn tế bào nhân thực thì có.
- C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.
- D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.
Câu 21: Sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng gọi là
-
A. vận chuyển thụ động.
- B. vận chuyển chủ động.
- C. thực bào.
- D. ẩm bào.
Câu 22: Nhập bào bao gồm 2 loại là?
- A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
-
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
- C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
- D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 23: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?
- A. Chất có kích thước nhỏ.
- B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực.
- C. Chất có kích thước nhỏ, mang điện.
-
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 24: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng
- A. các protein thụ thể trên màng tế bào.
-
B. các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
- C. các kênh protein trên màng tế bào hoặc nằm trong tế bào chất.
- D. các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 25: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?
- A. Nhân tế bào.
-
B. Ti thể.
- C. Lysosome
- D. Bộ máy Golgi.
Câu 26: Quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron là
- A. hô hấp tế bào.
- B. chu trình krebs.
-
C. lên men.
- D. hô hấp hiếu khí.
Câu 27: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?
-
A. chất nền của lục lạp.
- B. các hạt grana.
- C. màng thylakoid.
- D. màng kép của lục lạp.
Câu 28: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
- A. cả 3 nhóm phosphate.
- B. 2 liên kết phosphate gần phân tử đường.
-
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
- D. chỉ 1 liên kết phosphate ngoài cùng.
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?
-
A. Là hợp chất cao năng.
- B. Là chất xúc tác sinh học.
- C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
- D. Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 30: Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng?
-
A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử.
- B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử.
- C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP nhiều hơn lên men lactate.
- D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP.
Câu 31: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là
-
A. từ phân tử nước.
- B. từ APG.
- C. từ phân tử CO2.
- D. từ phân tử ATP.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp?
- A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
- B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
-
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
- D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 33: Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích
-
A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.
- B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng nhân.
- C. làm thay đổi sự hoạt động của thành tế bào.
- D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.
Câu 34: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?
- A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
-
B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
- C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
- D. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở thành tế bào.
Câu 35: Phân tử nào sau đây được coi như “đồng tiền” năng lượng của tế bào?
- A. Acid nucleic.
- B. Protein.
-
C. ATP.
- D. Enzyme.
Câu 36: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
- A. trung tâm điều khiển.
- B. trung tâm vận động.
- C. trung tâm phân tích.
-
D. trung tâm hoạt động.
Câu 37: Loại bào quan nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp protein?
- A. Lysosome.
-
B. Lưới nội chất trơn.
- C. Lưới nội chất hạt.
- D. Peroxisome.
Câu 38: Quá trình nào dưới đây bao hàm tất cả các quá trình còn lại?
-
A. Thẩm thấu.
- B. Khuếch tán.
- C. Vận chuyển thụ động.
- D. Vận chuyển một loại ion xuôi chiều gradient nồng độ.
Câu 39: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
- A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
-
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
- C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
- D. Vận chuyển chủ động.
Câu 40: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
- A. Vận chuyển chủ động.
- B. Vận chuyển thụ động.
- C. Thẩm tách.
-
D. Thẩm thấu.