ÔN TẬP PHẦN MỞ ĐẦU. (PHẦN 1)
Câu 1: Để quan sát được hình dạng, kích thước của tế bào thực vật, ta cần dụng cụ gì?
- A. Kính hiển vi điện tử
-
B. Kính hiển vi quang học
- C. Kính lúp đeo mắt
- D. Kính lúp cầm tay
Câu 2: Trong lĩnh vực nào dưới đây, sinh học không có vai trò nổi bật ?
-
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.
- B. Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.
- C. Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.
- D. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
Câu 3: Nối thành tựu của các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai (cột A) với vai trò đối với cuộc sống (cột B) để được nội dung đúng.
Cột A | Cột B |
(1) Tạo ra cây trồng chuyển gene chịu hạn, chịu mặn (2) Tìm ra giải pháp ứng dụng cho liệu pháp gen (3) Tìm kiếm các enzyme mới để ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, phô mai,… (4) Tạo ra nấm biến đổi gene có khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm |
(a) Góp phần điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người (b) Góp phần mở rộng và cải tiến quy trình sản xuất thực phẩm (c) Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu (d) Góp phần bảo vệ môi trường |
Phương án đúng là
- A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
- B. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.
- C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
-
D. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
Câu 4: Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, gồm 3 bước chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả còn được gọi là gì?
- A. Phân tích số liệu
- B. Quan sát
-
C. Làm việc trong phòng thí nghiệm
- D. Thực nghiệm khoa học
Câu 5: Đâu là nội dung nghiên cứu lĩnh vực vi sinh vật học?
- A. Sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- B. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật
-
C. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố các quá trình sinh học, cũng như tác hại, vai trò của loài vi sinh vật đối với tự nhiên và con người.
- D. Nghiên cứu các quá trình diễn ra bên trong cơ thể sinh vật sống thông qua các cơ quan và hệ cơ quan.
Câu 6: Xác định ý nào không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?
- A. Cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo
- B. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
-
C. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
- D. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư
Câu 7: Theo phân chia cấp THPT ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu về lĩnh vực nào của Sinh học?
- A. Sinh học cơ thể và sinh học tế bào
- B. Di truyền học, tiến hoá
-
C. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.
- D. Di truyền học, tiến hoá và sinh thái học.
Câu 8: Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm cách đưa ra phát kiến mới về điều gì?
-
A. Sinh học ứng dụng
- B. Sinh học chuyên sâu
- C. Sinh học khác
- D. Sinh học tế bào
Câu 9: Cho các thiết bị, dụng cụ sau đây:
(1) Máy li tâm.
(2) Kính hiển vi quang học.
(3) Tủ đông.
(4) Kính lúp cầm tay.
(5) Ống đong.
Có bao nhiêu thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong phòng thí nghiệm ?
- A.4
-
B.5
- C.2
- D.4
Câu 10: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
-
A. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
- B. Trao đổi chất và năng lượng
- C. Sinh sản
- D. Sinh trưởng và phát triển
Câu 11: Đâu là tiến trình theo đúng các bước phương pháp nghiên cứu quan sát
- A. Ghi chép → Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo
-
B. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo
- C. Xác định mục tiêu → Ghi chép → Báo cáo → Tiến hành
Câu 12: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào
-
A. Tế bào
- B. Cơ thể
- C. Bào quan
- D. Phân tử
Câu 13: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để ghi nhận lại đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, từ đó tiến hành phân loại thực vật?
-
A.Phương pháp quan sát.
- B.Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- C.Phương pháp lai hữu tính.
- D.Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 14: Tin Sinh học là gì?
- A. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh thái với hóa nghiệm, phân tích.
- B. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu lâm nghiệp với kĩ thuật nông nghiệp hiện đại
- C. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học, vật lý học
-
D. là một lĩnh vực nghiên cứu ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.
Câu 15: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững
3. Liên tục tiến hóa
4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh
5. Có khả năng cảm ứng và vận động
6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 2, 3, 5, 6
- C. 1, 3, 4, 5
-
D. 1, 3, 4, 6
Câu 16: Có bao nhiêu lĩnh vực thuộc ngành Sinh học?
(1) Di truyền học.
(2) Sinh học tế bào.
(3) Khoa học Trái Đất.
(4) Vi sinh vật học.
(5) Hóa học.
(6) Công nghệ Sinh học.
-
A. 4.
- B. 3.
- C. 6.
- D. 5.
Câu 17: Ngành nào dưới đây được đánh giá là "ngành học của tương lai"?
-
A. Công nghệ sinh học.
- B. Chăn nuôi.
- C. Dược học.
- D. Quản lý tài nguyên rừng.
Câu 18: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
- A. Quần xã
-
B. Quần thể
- C. Hệ sinh thái
- D. Cá thể
Câu 19: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
-
A. Nguyên tắc thứ bậc.
- B. Nguyên tắc mở.
- C. Nguyên tắc bổ sung
- D. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
Câu 20: Theo phân chia cấp THPT ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu lĩnh vực nào của sinh học?
- A. Sinh học cơ thể và sinh học tế bào
- B. Di truyền học, tiến hóa
- C. Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học
-
D. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật
Câu 21: Phát triển bền vững là sự phát triển
- A. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
- B. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
-
C. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
- D. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
- A. Khi làm việc với dung dịch hóa chất không được đeo găng tay để tránh tình trạng trơn trượt làm đổ vỡ hóa chất.
- B. Phải luôn đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt và mặt nạ phòng độc trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào trong phòng thí nghiệm.
- C. Khi làm việc với những nơi có hóa chất độc hại không được thực hiện ở nơi có tủ hút khí độc hoặc ở nơi thoáng khí.
-
D. Trước khi sử dụng cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị và ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động máy móc.
Câu 23: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học?
- A. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học.
- B. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.
- C. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học.
-
D. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.
Câu 24: Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?
-
A. Lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.
- B. Kim mũi mác, máy hút ẩm, kính hiển vi, pipet.
- C. Lamen, máy đo nhiệt kế, kính hiển vi, pipet.
- D. Lamen, kim mũi mác, máy đo nhiệt kế, giấy thấm.
Câu 25: "Đàn cá chép sống ở hồ Tây" thuộc cấp độ tổ chức sống là
- A. cá thể.
-
B. quần thể.
- C. hệ sinh thái.
- D. quần xã.