Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Thành phần cơ bản của enzym là                 

  • A. lipit.
  • B. cacbonhidrat.
  • C. protein.
  • D. axit nucleic.

Câu 2: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh

(2) ADN dạng trần, vòng

(3) ADN dạng xoắn, kép

(4) Không có các bào quan có màng bao bọc

Đặc điểm nào ở tế bào nhân sơ khác với tế bào nhân thực

  • A. (1),(3),(5).
  • B. (1),(2),(4).
  • C. (1),(3),(4).
  • D. (1),(2),(5).

Câu 3: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?

  • A. Giới Động vật.
  • B. Giới Nấm.
  • C. Giới Thực vật.
  • D. Giới Khởi sinh.

Câu 4: Bào quan tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ là:

  • A. bộ máy gôngi.
  • B. ti thể.
  • C. ribôxôm.
  • D. lục lạp.

Câu 5: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm rau tươi trở lại vì:

  • A. nước thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên.
  • B. được nước tưới nên các tế bào rau đã sống trở lại.
  • C. nước đã làm mát tế bào rau nên các tế bào rau được xanh tươi trở lại.
  • D. có nước làm rau tiến hành quang hợp nên rau tươi trở lại.

Câu 6: Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

  • A. Đường.
  • B. Đạm.
  • C. Mỡ.
  • D. Chất hữu cơ.

Câu 7: Giả sử nồng độ NaCl trong tế bào hồng cầu là 0.01%. Ta đặt tế bào này vào 1 ly nước muối với nồng độ NaCl là 1%. Khi đó ta đã đặt tế bào này vào môi trường :

  • A. đẳng trương.
  • B. trung hòa.
  • C. ưu trương.
  • D. nhược trương.

Câu 8: Đồng hóa là:

  • A. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
  • B. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
  • C. tập hợp 1 chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
  • D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.

Câu 9: Axit nuclêic bao gồm  những chất nào sau đây ?

  • A. Prôtêin và ADN.
  • B. ADN và Lipit.
  • C. ARN và Prôtêin.
  • D. ADN và ARN.

Câu 10: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là :

  • A. chu trình Crep.
  • B. đường phân.
  • C. trung gian.
  • D. chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 11: Quá trình đường phân xảy ra ở

  • A. lớp màng kép của ti thể.
  • B. màng trong ti thể.
  • C. chất nền của ti thể.
  • D. bào tương.

Câu 12: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?

  • A. Giới khởi  sinh
  • B. Giới động vật.
  • C. Giới thực vật.
  • D. Giới  nguyên sinh.

Câu 13: Thành tế bào của Nấm được cấu tạo từ:

  • A. kitin.
  • B. glicôprôtêin.
  • C. cutin.
  • D. xenlulôzơ.

Câu 14: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?

  • A. H, Na, P, Cl.
  • B. C, Na, Mg, N.
  • C. C, H, O, N.
  • D. C, H, Mg, Na.

Câu 15: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

  • A. chúng có cấu tạo phức tạp.                
  • B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
  • C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
  • D. cả A, B, C.

Câu 16: Giới nguyên sinh bao gồm

  • A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
  • B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
  • C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
  • D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

Câu 17: Đặc điểm của vi khuẩn, xạ khuẩn là

  • A.Thuộc nhóm nhân sơ.
  • B. Sinh sản bằng bào tử.
  • C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • D. Hình thành hợp tử từng phần.

Câu 18: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

  • A. có khả năng thích nghi với môi trường.
  • B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  • C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
  • D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

Câu 19: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

  • A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
  • B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
  • C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
  • D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 20: Khi cây trồng thiếu magie sẽ dẫn tới

  • A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
  • B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.
  • C. ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hình thành lục lạp bị hư hại.
  • D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

Câu 21: Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là

  • A. protein.                 
  • B. cacbonhidrat.
  • C. axit nucleic.         
  • D. lipit.

Câu 22: Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc

  • A. hoá học của các đại phân tử.
  • B. không gian của các đại phân tử.
  • C. protein.
  • D. màng tế bào.

Câu 23: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng

  • A. thuỷ phân. 
  • B. oxi hoá khử.
  • C. tổng hợp.
  • D. phân giải

Câu 24: Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm

  • A. 1 ATP; 2 NADH.
  • B. 2 ATP; 2 NADH.
  • C. 3 ATP; 2 NADH.
  • D. 2 ATP; 1 NADH.

Câu 25: Pyruvate là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Vậy phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Trong 2 phân tử Pyruvate có ít năng lượng hơn trong 1 phân tử glucô.
  • B. Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 2 phân tử Pyruvate.
  • C. Pyruvate là 1 chất oxi hoá mạnh hơn CO2.
  • D. Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 1 phân tử Glucô.

Câu 26: Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được

  • A. 2 ATP.
  • B. 4 ATP
  • C. 20 ATP.
  • D. 32 ATP.

Câu 27: Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ

  • A. sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.
  • B.  sự có mặt của cácphân tử CO2.
  • C. vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.
  • D. vai trò của các phân tử ATP.

Câu 28: Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là

  • A. O2.
  • B. CO2..
  • C. ATP, NADPH.
  • D. cả A, B, C.

Câu 29: Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc

  • A. hoá học của các đại phân tử.
  • B. không gian của các đại phân tử.
  • C. protein.
  • D. màng tế bào.

Câu 30: Tế bào đích phát hiện ra các phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

  • A. Giai đoạn tiếp nhận.
  • B. Giai đoạn truyền tin.
  • C. Giai đoạn biến đổi.
  • D. Giai đoạn đáp ứng.

Câu 31: Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường

  • A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
  • B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
  • C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
  • D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.

Câu 32: Cho các kí hiệu sau: E – Enzyme, S – Cơ chất, P – Sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

  • A. S + E → ES → EP → E + P.
  • B. P + E → PE → ES → E + S.
  • C. S + E → EP → E + P.
  • D. P + E → ES → E + S.

Câu 33: Loài nào sau đây là vi khuẩn hóa tổng hợp?

  • A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
  • B. Vi khuẩn lam.
  • C. Escherichia coli.
  • D. Nitrosomonas.

Câu 34: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?

  • A. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở chất nền ti thể.
  • B. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể.
  • C. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chuỗi chuyền electron.
  • D. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng một cách ồ ạt trong các giai đoạn khác nhau.

Câu 35: Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là

  • A. 40.
  • B. 28.
  • C. 20.
  • D. 36.

Câu 36: Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào?

  • A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
  • B. Giúp tăng các hoạt động sống trong cơ thể.
  • C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác.
  • D. Giúp tế bào liên tục thực hiện chuyển hóa năng lượng.

Câu 37: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở

  • A. những quan sát thực tế.
  • B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
  • C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
  • D. những giả thuyết phỏng đoán.

Câu 38: Các nguyên tố hóa học nào là thành phần bắt buộc của phân tử protein?

  • A. C, N, O.
  • B. H, C, P.
  • C. N, P, H, O.
  • D. C, H, O, N.

Câu 39: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của vi khuẩn?

  • A. Màng sinh chất.
  • B.Vỏ nhầy.
  • C. Mạng lưới nội chất.
  • D. Lông roi.

Câu 40: Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?

  • A. Chất dịch nhân.
  • B. Nhân con.
  • C. Bộ máy Golgi.
  • D. Chất nhiễm sắc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập