Câu 1: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây không tồn tại trong cơ thể của một sinh vật đa bào?
- A. tế bào.
- B. mô.
- C. cơ quan.
-
D. quần thể.
Câu 2: Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì
- A. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- B. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào.
-
C. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống và tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- D. tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống và tất cảcác cấp độ tổ chức của thế giới sống đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 3: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là
-
A. tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
- B. tổ chức sống cấp dưới sẽ hoạt động không phụ thuộc vào tổ chức sống cấp trên.
- C. tổ chức sống cấp trên có những đặc tính nổi trội so với tổ chức sống cấp dưới.
- D. tổ chức sống cấp trên có cấu trúc phức tạp và đa dạng hơn tổ chức sống cấp dưới.
Câu 4: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về vai trò của Sinh học?
(1) Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp.
(2) Làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp.
(3) Giúp giảm tỉ lệ bệnh tật ở người.
(4) Giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người.
(5) Giúp gia tăng tuổi thọ cho con người.
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
-
D. 5.
Câu 5: Ngành nghề liên quan đến Sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản?
- A. Nông nghiệp.
- B. Công nghệ thực phẩm.
- C. Khoa học môi trường.
-
D. Dược học.
Câu 6: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ tiến hành phân giải glycogen dự trữ để đưa lượng đường trong máu về mức ổn định. Ví dụ này phản ánh đặc điểm chung nào của các cấp độ tổ chức sống?
- A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
-
B. Có khả năng tự điều chỉnh.
- C. Là hệ thống mở.
- D. Liên tục tiến hóa.
Câu 7: Thế giới sống liên tục tiến hóa là nhờ cơ chế
- A. nhân đôi DNA.
- B. đột biến gene.
- C. đột biến nhiễm sắc thể.
-
D. phát sinh biến dị.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học có trong tế bào?
- A. Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
- B. C, H, O, N là những nguyên tố hóa học chính trong tế bào.
-
C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống.
- D. Tỉ lệ của một nguyên tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ thể.
Câu 9: Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương khác thành tế bào của vi khuẩn Gram âm ở điểm là
- A. có lớp màng ngoài dày.
-
B. có lớp peptidoglycan dày.
- C. nằm bên ngoài màng tế bào.
- D. có khả năng kiểm soát các chất đi vào tế bào.
Câu 10: Cho các đặc điểm sau đây:
(1) Nằm ngay dưới thành tế bào.
(2) Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.
(3) Có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
(4) Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
Số đặc điểm đúng với đặc điểm của màng sinh chất ở vi khuẩn là
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 11: Cho các đặc điểm sau đây:
(1) Được cấu tạo từ mRNA kết hợp với protein.
(2) Là bào quan có màng bọc.
(3) Gồm 2 tiểu phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ.
(4) Là nơi tổng hợp DNA cho tế bào.
Số đặc điểm đúng với ribosome ở tế bào nhân thực là
-
A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 12: Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây?
- A. Màng tế bào.
- B. Thành tế bào.
-
C. Vỏ nhầy.
- D. Vùng nhân
Câu 13: Đâu là cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người?
- A. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp protein với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
-
B. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
- C. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp lipid làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
- D. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp lipid với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
Câu 14: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?
- A. Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
-
B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
- C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Xây dựng giả thuyết → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
- D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Điều tra, khảo sát thực địa → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 15: Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là
-
A. hóa năng.
- B. nhiệt năng.
- C. điện năng.
- D. cơ năng.
Câu 16: Cho các cấp độ tổ chức sống sau:
(1) Phân tử.
(2) Tế bào.
(3) Mô.
(4) Cơ quan.
(5) Cơ thể.
(6) Quần thể.
(7) Quần xã - hệ sinh thái.
Số cấp độ tổ chức sống cơ bản là
- A. 3.
-
B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 17: Gọi là tế bào nhân sơ vì
-
A. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
- B. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
- C. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
- D. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
Câu 18: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo mấy hình thức trong số các hình thức vận chuyển dưới đây?
(1) Vận chuyển chủ động.
(2) Vận chuyển thụ động.
(3) Xuất bào.
(4) Nhập bào.
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 19: Loại tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
- A. Tế bào biểu bì.
-
B. Tế bào gan.
- C. Tế bào hồng cầu.
- D. Tế bào cơ.
Câu 20: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành hai nhóm là
- A. nguyên tố vô cơ và nguyên tố hữu cơ.
- B. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết.
-
C. nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- D. nguyên tố đơn giản và nguyên tố phức tạp.
Câu 21: Nhóm nguyên tố nào sau đây chứa các nguyên tố đa lượng?
-
A. C, H, O, N, Ca, P, K, Cl.
- B. C, H, O, Na, Cl, Mg, Cu.
- C. Ca, P, K, Na, Mo, Zn, I.
- D. H, O, Na, Cl, Mo, Zn, I.
Câu 22: Phân tử sinh học là
-
A.những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
- B.những phân tử vô cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
- C.những phân tử hữu cơ và vô cơ được tổng hợp trong các tế bào sống.
- D. những phân tử hữu cơ được vận chuyển vào trong các tế bào sống.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về lipid?
- A. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
-
B. Đều có đặc tính chung là kị nước (không tan trong nước).
- C. Chỉ có chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
- D. Đều có cấu trúc lưỡng cực với một đầu ưa nước và đuôi acid béo kị nước.
Câu 24: Nước có tính phân cực là do
- A. oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen.
- B. hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen.
-
C. oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
- D. hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
Câu 25: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ hình thức vận chuyển nào sau đây?
- A. Vận chuyển có sự biến dạng của màng tế bào.
- B. Khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào.
- C. Vận chuyển chủ động nhờ kênh aquaporin.
-
D. Thẩm thấu qua màng nhờ kênh aquaporin.
Câu 26: Khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo là do
- A. nước trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
- B. muối trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
-
C. nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
- D. muối trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
Câu 27: Cho các phương thức truyền thông tin sau:
(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.
(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.
(3) Truyền tin cục bộ.
(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.
Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là
- A. (1), (2), (3).
- B. (1), (3), (4).
-
C. (2), (3), (4).
- D. (3), (4).
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào?
- A. Sự chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra trước sự chuyển hóa vật chất.
- B. Sự chuyển hóa vật chất luôn diễn ra trước sự chuyển hóa năng lượng.
-
C. Sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng.
- D. Sự chuyển hóa năng lượng diễn ra độc lập với sự chuyển hóa vật chất.
Câu 29: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần gồm
- A. adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate.
- B. adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
-
C. adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
- D. adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate.
Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không phải của enzyme?
-
A. Là hợp chất cao năng.
- B. Là chất xúc tác sinh học.
- C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
- D. Có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu 31: Cho các trường hợp sau đây:
(1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng.
(2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.
(3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ.
Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là
- A. 0.
-
B. 1.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 32: Oxygen được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
- A. carbon dioxide.
- B. glucose.
- C. ánh sáng.
-
D. nước.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điểm khác biệt trong chức năng của DNA và RNA?
-
A. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là tham gia thực hiện quá trình tổng hợp protein.
- B. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là điều hòa hoạt động gene.
- C. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
- D. DNA có chức năng chủ yếu là điều hòa hoạt động cùa gene. RNA có chức năng chủ yếu là xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Câu 34: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào nhân sơ?
- A. Có tỉ lệ S/V lớn.
-
B. Có màng bao bọc vật chất di truyền.
- C. Không có các bào quan có màng bao bọc.
- D. Không có hệ thống nội màng trong tế bào chất.
Câu 35: Thành phần nào sau đây không có ở tế bào nhân sơ?
- A. Màng tế bào.
- B. Ribosome.
-
C. Lưới nội chất.
-
D. Tế bào chất.
Câu 36: Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?
- A. Có khả năng xúc tác thuận nghịch.
- B. Có tính đặc hiệu và chọn lọc.
-
C. Có hoạt tính xúc tác mạnh.
- D. Có mức năng lượng lớn.
Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phân giải các chất?
- A. Có sự biến đổi từ chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
-
B. Có sự tích lũy năng lượng trong các sản phẩm được tạo thành.
- C. Có sự bẻ gãy các liên kết hóa học của các chất tham gia.
- D. Có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Câu 38: Cho các chất sau:
(1) Khí cacbonic.
(2) Nước.
(3) Oxygen.
(4) Glucose.
(5) Khí nitrogen.
Trong các chất trên, có bao nhiêu chất là nguyên liệu cho quá trình quang hợp?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất?
- A. Người đang ngủ.
- B. Người đang đi bộ.
-
C. Người đang chạy.
- D. Người đang ngồi nghỉ ngơi.
Câu 40: Pha sáng của quá trình quang hợp được diễn ra ở
- A. màng ngoài của lục lạp.
- B. màng trong của lục lạp.
-
C. màng thylakoid của lục lạp.
- D. chất nền của lục lạp.