Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1:Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
  • B. Sinh lí học và hóa sinh học.
  • C. Di truyền học và tiến hóa.
  • D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?

  • A. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
  • B. Cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo.
  • C. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
  • D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

Câu 3: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là?

  • A. Chúng có cấu tạo phức tạp.
  • B. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
  • C. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 4: Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ

  • A. 1 tế bào.
  • B. 2 tế bào.
  • C. nhiều tế bào.
  • D. một hoặc nhiều tế bào.

Câu 5: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác?

  • A. Nitrogen (N).
  • B. Calcium (Ca).
  • C. Kẽm (Zn).
  • D. Sodium (Na).

Câu 6:Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều

  • A. carbohydrate.
  • B. lipid.
  • C. protein.
  • D. calcium.

Câu 7:Dưới kính hiển vi, bạn quan sát một tế bào có thành tế bào nhưng không có nhân riêng biệt. Tế bào đó là?

  • A. Một tế bào thực vật.
  • B. Một tế bào thần kinh.
  • C. Một tế bào động vật.
  • D. Một tế bào vi khuẩn.

Câu 8:Lớp vỏ nhầy của vi khuẩn có chức năng gì?

  • A. Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt.
  • B. Giúp vi khuẩn dễ dàng nhân đôi..
  • C. Giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển.
  • D. Giúp vi khuẩn trượt nhanh trong tế bào.

Câu 9: Màng sinh chất

  • A. cho phép tất cả các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
  • B. được cấu tạo chủ yếu bởi lớp lipid kép.
  • C. được cấu tạo chủ yếu từ lớp protein kép.
  • D. ngăn không cho tất cả các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

Câu 10: Thành phần nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của tế bào thực vật?

  • A. Thành tế bào.
  • B. Màng sinh chất.
  • C. Lưới nội chất.
  • D. Cầu sinh chất.

Câu 11: Thành phần nào sau đây cấu tạo nên bộ khung tế bào?

  • A. Màng nhân.
  • B. Vi sợi.
  • C. Ti thể.
  • D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 12: Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có

  • A. khả năng hấp thụ thức ăn.
  • B. khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt.
  • C. nhân hoàn chỉnh.
  • D. chất di truyền.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tế bào của tất cả các sinh vật đều có nhân.
  • B. Cả tế bào động vật và tế bào thực vật đều có thành tế bào.
  • C. Ở tế bào nhân sơ, không có bất kì bào quan nào được bao bọc bởi màng.
  • D. Tế bào được hình thành từ các nguyên liệu không sống.

Câu 14: Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan nào sau đây với số lượng lớn hơn các tế bào khác?

  • A. Ti thể.
  • B. Peroxisome.
  • C. Lysosome.
  • D. Túi vận chuyển.

Câu 15: Bào quan nào sau đây chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp các loại dầu, phospholipid và steroid?

  • A. Ribosome.
  • B. Peroxisome.
  • C. Ti thể.
  • D. Lưới nội chất trơn.

Câu 16: Phân tử có đặc điểm nào sau đây đi qua màng sinh chất dễ dàng nhất?

  • A. Lớn và kị nước.
  • B. Lớn và ưa nước.
  • C. Nhỏ và kị nước.
  • D. Tích điện.

Câu 17: Ẩm bào liên quan đến việc vận chuyển

  • A. chất lỏng vào trong tế bào.
  • B. một tế bào vào trong một tế bào khác.
  • C. các phân tử lớn ra khỏi tế bào.
  • D. các phân tử kị nước vào trong tế bào.

Câu 18: Thành phần cấu tạo của ATP gồm có

  • A. adenine và 3 nhóm phosphate.
  • B. adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.
  • C. adenine và ribose.
  • D. các thành phần khác không bao gồm adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.

Câu 19: Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein được gọi là

  • A. cơ chất.
  • B. trung tâm hoạt động.
  • C. cofactor.
  • D. sản phẩm.

Câu 20: Sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm

  • A. carbon dioxide và nước.
  • B. carbon dioxide và oxygen.
  • C. carbohydrate.
  • D. oxygen và nước.

Câu 21: Tế bào nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có kích thước nhỏ.
  • B. Chưa có màng nhân.
  • C. Không có các bào quan có màng bọc.
  • D. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành nhiều khoang nhỏ.

Câu 22: Thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân sơ là

  • A. thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
  • B. màng tế bào, tế bào chất, nhân.
  • C. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
  • D. Lông, màng ngoài, tế bào chất, nhân.

Câu 23: Thành phần nào dưới đây có thể có ở tế bào vi khuẩn?

  • A. Nhân.
  • B. Ti thể.
  • C. Plasmid.
  • D. Lưới nội chất.

Câu 24: Thuốc kháng sinh penicillin diệt vi khuẩn bằng cách

  • A. phá vỡ lông và roi của vi khuẩn.
  • B. ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào.
  • C. ngăn không cho vi khuẩn di chuyển.
  • D. phá vỡ cấu trúc nhân tế bào.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?

  • A. Có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất.
  • B. Các bào quan có màng bao bọc.
  • C. Có hệ thống các bào quan.
  • D. Có thành tế bào bằng peptidoglycan.

Câu 26: Lục lạp thực có chức năng nào sau đây?

  • A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
  • B. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
  • C. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid.
  • D. Chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo tế bào nhân thực?

  • A. Nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.
  • C. Một số động vật nguyên sinh như trùng giày có chứa không bào co bóp.
  • D. Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.

Câu 28: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ

  • A. các phân tử phospholipid và protein thường xuyên dịch chuyển.
  • B. màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào.
  • C. tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động.
  • D. các phân tử protein và cholesterol thường xuyên chuyển động.

Câu 29: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua là

  • A. glucose.
  • B. sucrose.
  • C. cellulose.
  • D. chitin.

Câu 30: Cà rốt là một loại củ có chứa nhóm sắc tố màu vàng cam là

  • A. diệp lục.
  • B. steroid.
  • C. carotenoid.
  • D. chitin.

Câu 31: Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?

  • A. Kính thiên văn.
  • B. Kính hiển vi.
  • C. Máy li tâm.
  • D. Kính lúp.

Câu 32: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

  • A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
  • B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
  • C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
  • D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.

Câu 33: Phát biểu nào sai khi nói về các phương pháp nghiên cứu sinh học?

  • A. Phương pháp thực nghiệm khoa học chỉ có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm.
  • B. Bất cứ công trình nghiên cứu sinh học nào cũng được bắt đầu từ các quan sát.
  • C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải đảm bảo an toàn.
  • D. Phương pháp nuôi cấy là phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 34: Cấp độ tổ chức sống là

  • A. cấp độ đổ chức của vật chất.
  • B. cấp độ tổ chức của chất rắn, lỏng khí.
  • C. cấp độ tổ chức của vật chất không biểu hiện đặc tính của sự sống.
  • D. cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.

Câu 35: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ nhỏ nhất?

  • A. Mô.
  • B.Cơ quan.
  • C. Cơ thể.
  • D. Quần thể.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?

  • A. Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.
  • B. Tế bào nhân sơ thích nghi với nhiều loại môi trường.
  • C. Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ.
  • D. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

Câu 37: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

  • A. Trung thể.
  • B. Ti thể.
  • C. Nhân.
  • D. Bộ máy Golgi.

Câu 38: Hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới là đặc điểm của bào quan nào sau đây?

  • A. Bộ máy Golgi.
  • B.Ribosome.
  • C. Lưới nội chất.
  • D. Lysosome.

Câu 39: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm khác biệt chủ yếu giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

  • A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.
  • B. Tế bào nhân sơ không có nhân, còn tế bào nhân thực thì có.
  • C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.
  • D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.

Câu 40: Bào quan nào sau đây có ở tế bào người?

  • A. Không bào co bóp.
  • B. Lysosome.
  • C. Lục lạp.
  • D. Không bào trung tâm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập