Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

  • A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.
  • B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.
  • C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.
  • D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Trong trường hợp này, phân tử hemoglobin đã bị biến đổi về

  • A. cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2.
  • B. cấu trúc bậc 2 và cấu trúc bậc 3.
  • C. cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4.
  • D. tất cả các bậc cấu trúc không gian.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa DNA và RNA?

  • A. DNA thường gồm có 1 chuỗi polynucleotide, còn RNA thường gồm có 2 chuỗi polynucleotide.
  • B. Đường cấu tạo nên nucleotide của DNA là ribose, còn đường cấu tạo nên nucleotide của RNA là deoxyribose.
  • C. Base cấu tạo nên nucleotide của DNA là A, T, G, X, còn base cấu tạo nên nucleotide của RNA là A, U, G, X.
  • D. DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, còn RNA không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Câu 4: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học?

  • A. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học.
  • B. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.
  • C. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học.
  • D. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.

Câu 5: Bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ là

  • A. Peroxisome
  • B. Lysosome.
  • C. Ribosome.
  • D. Bộ máy Golgi.

Câu 6: Cho các hoạt động sau:

(1) Hấp thụ nước ở rễ cây

(2) Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi

(3) Tuyến tụy tiết enzyme, hormone

(4) Hấp thụ glucose ở ống thận

Số hoạt động có sự tham gia của hình thức vận chuyển chủ động là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 7: Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

  • A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.
  • B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.
  • C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.
  • D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.

Câu 8: Hầu hết các enzyme có bản chất là

  • A. protein.
  • B. carbohydrate.
  • C. lipid.
  • D. nucleic acid.

Câu 9: Nhóm sinh vật có khả năng quang tổng hợp là

  • A. thực vật, nấm, một số loài vi khuẩn.
  • B. thực vật, tảo, tất cả các loài vi khuẩn.
  • C. thực vật, tảo, một số loài vi khuẩn.
  • D. thực vật, nguyên sinh động vật.

Câu 10: Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại. Môi trường A là

  • A. môi trường bão hòa.
  • B. môi trường ưu trương.
  • C. môi trường đẳng trương.
  • D. môi trường nhược trương.

Câu 11: Sản phẩm của pha sáng tham gia vào chu trình Calvin là

  • A. ATP và NADPH.
  • B. ATP và O2.
  • C. NADPH và O2.
  • D. NADP+ và ATP.

Câu 12: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là

  • A. tế bào tuyến giáp.
  • B. tế bào cơ.
  • C. tế bào hồng cầu.
  • D. tế bào tiều cầu.

Câu 13: Hoạt động nào dưới đây có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học?

  • A. Việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi.
  • B. Việc chẩn đoán giai đoạn phát triển của bệnh.
  • C. Việc chẩn đoán khả năng sinh sản của con người.
  • D. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Câu 14: Tế bào phân giải glucose để giải phóng năng lượng theo hai con đường là

  • A. hô hấp tế bào và lên men.
  • B. lên men lactic và hô hấp kị khí.
  • C. lên men rượu và hô hấp kị khí.
  • D. lên men rượu và lên men lactic.

Câu 15: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào sau đây?

  • A. Thực vật, động vật, vi khuẩn.
  • B. Thực vật, nấm, động vật, vi khuẩn.
  • C. Thực vật, nấm, động vật, nguyên sinh vật.
  • D. Thực vật, nấm, động vật, nguyên sinh vật, vi khuẩn.

Câu 16: Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Kim mũi mác, máy hút ẩm, kính hiển vi, pipet.
  • B. Lamen, máy đo nhiệt kế, kính hiển vi, pipet.
  • C. Lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.
  • D. Lamen, kim mũi mác, máy đo nhiệt kế, giấy thấm.

Câu 17: Cho các giai đoạn sau:

(1) Oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs

(2) Đường phân

(3) Chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là

  • A. (1) → (2) → (3).
  • B. (1) → (3) → (2).
  • C. (2) → (1) → (3).
  • D. (2) → (3) → (1).

Câu 18: Đối với quá trình tổng hợp, quá trình phân giải có vai trò là

  • A. cung cấp năng lượng.
  • B. cung cấp nguyên liệu phù hợp.
  • C. cung cấp năng lượng và nguyên liệu phù hợp.
  • D. cung cấp năng lượng và chất xúc tác sinh học.

Câu 19: Các amino acid tham gia cấu tạo protein khác nhau ở

  • A. nhóm carboxyl.
  • B. nhóm amino.
  • C. mạch bên.
  • D. liên kết peptide.

Câu 20: Phân giải các chất trong tế bào là

  • A. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của hormone.
  • B. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.
  • C. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của hormone.
  • D. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.

Câu 21: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp còn động vật không có khả năng này?

  • A. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan lục lạp còn tế bào động vật không có loại bào quan này.
  • B. Vì tế bào thực vật có chứa thành tế bào còn tế bào động vật không có thành tế bào.
  • C. Vì tế bào thực vật có chứa không bào trung tâm còn tế bào động vật không có loại bào quan này.
  • D. Vì tế bào thực vật có chứa bào quan ti thể còn tế bào động vật không có loại bào quan này.

Câu 22: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành

  • A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.
  • B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.
  • C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.
  • D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.

Câu 23: Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường

  • A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
  • B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
  • C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
  • D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.

Câu 24: Tế bào phản co nguyên sinh thì

  • A. khí khổng đóng lại.
  • B. khí khổng mở ra.
  • C. khí khổng bị mất chức năng.
  • D. khí khổng không bị tác động.

Câu 25: Nguyên lí của sự thẩm thấu là

  • A. nước di chuyển từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp hơn.
  • B. nước di chuyển từ nơi có ít phân tử nước sang nơi có nhiều phân tử nước hơn.
  • C. nước di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao sang nơi có nồng độ chất tan thấp hơn.
  • D. nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.

Câu 26: Khi hầm thịt với dứa hoặc đu đủ thường nhanh mềm hơn vì

  • A. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải tinh bột.
  • B. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải lipid.
  • C. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải nucleic acid.
  • D. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải protein.

Câu 27: Cho tế bào biểu bì của thài lài tía vào môi trường NaCl 10 % sẽ xuất hiện hiện tượng nào sau đây?

  • A. Cả tế bào co lại.
  • B. Cả tế bào trương phồng lên.
  • C. Khối nguyên sinh chất của tế bào co lại.
  • D. Khối nguyên sinh chất của tế bào trương phồng lên rồi vỡ.

Câu 28: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu khoa học?

  • A. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • B. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • C. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • D. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

Câu 29: Cho các cấp độ tổ chức sống sau:

(1) Tế bào biểu mô ruột

(2) Biểu mô ruột

(3) Ruột non

(4) Hệ tiêu hóa

Trình tự sắp xếp thể hiện mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng giữa các cấp độ tổ chức sống trên là

  • A.(1) → (2) → (3) → (4).
  • B.(2) → (1) → (3) → (4).
  • C.(1) → (2) → (4) → (3).
  • D. (2) → (1) → (4) → (3)

Câu 30: Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì

  • A. chúng là thành phần cấu tạo không thể thiếu trong các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.
  • B. chúng là vừa là nguyên liệu vừa là chất xúc tác cho mọi phản ứng hóa sinh xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.
  • C. chúng là thành phần cấu tạo nên các enzyme, giúp hoạt hóa các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. chúng có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

Câu 31: Bộ khung tế bào là mạng lưới gồm

  • A. vi ống, sợi trung gian.
  • B. vi ống, vi sợi.
  • C. vi sợi, sợi trung gian.
  • D. vi ống, vi sợi, sợi trung gian.

Câu 32: Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường là

  • A. các chất khí và các phân tử ưa nước.
  • B. các chất khí và các phân tử kị nước.
  • C. các phân tử ưa nước và các ion.
  • D. các phân tử kị nước và các ion.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:

(1) Nước chiếm khoảng 70 – 90 % khối lượng tế bào.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hằng ngày.

(4) Phân tử nước liên kết với nhau và nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen.

Số phát biểu đúng khi nói về nước là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 3

Câu 34: Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

  • A. Liên tục tiến hóa.
  • B. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  • C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  • D. Tồn tại ổn định và bền vững qua các thế hệ.

Câu 36: Carbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tế bào vì

  • A. carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào.
  • B. carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các protein trong tế bào.
  • C. carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các carbohydrate trong tế bào.
  • D. carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các lipid trong tế bào.

Câu 37: Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

  • A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.
  • B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.
  • C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.
  • D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

Câu 38: Cho các phát biểu sau:

(1) Màng sinh chất có tính khảm động với 2 thành phần chính là phospholipid và protein.

(2) Các phân tử cholesterol ở màng tế bào động vật có vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.

(3) Các phân tử phospholipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

(4) Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc giúp kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

Số phát biểu đúng khi nói về màng sinh chất là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 39: Cho các chức năng sống sau:

(1) Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

(2) Sinh trưởng và phát triển

(3) Sinh sản

(3) Cảm ứng

(4) Có khả năng tự điều chỉnh

(5) Thích nghi với môi trường sống

Số chức năng sống mà các cấp độ tổ chức sống cơ bản có thể thực hiện một cách độc lập là

  • A.2.
  • B.3.
  • C.4.
  • D.5.

Câu 40: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng?

  • A. Bệnh bướu cổ.
  • B. Bệnh còi xương.
  • C. Bệnh cận thị.
  • D. Bệnh tự kỉ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập