Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập chương mở đầu (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập chương mở đầu - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP PHẦN MỞ ĐẦU.  (PHẦN 2)

 

Câu 1: Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở là

  • A. sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
  • B. sự truyền đạt thông tin di truyền.
  • C. sự truyền đạt kiểu hình của sinh vật.
  • D. sự biến dị thông tin di truyền.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử?

  • A. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là các chùm electron.
  • B. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.
  • C. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.
  • D. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.

Câu 3: Cho các ý sau:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

3. Liên tục tiến hóa

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

5. Có khả năng cảm ứng và vân động.

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3

Câu 4: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

  • A. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh
  • B. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động
  • C. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường
  • D. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hóa

Câu 5: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong lớp 10 là

  • A. sinh học quần thể.
  • B. di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.
  • C. sinh học cơ thể.
  • D. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

Câu 6: Đâu là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích?

  • A. Phương pháp tự thụ phấn.
  • B. Phương pháp quan sát.
  • C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 7: Khái niệm phương pháp tin sinh học là?

  • A. là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • B. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ giữ gìn những cơ sở dữ liệu sinh học.
  • C. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • D. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

Câu 8: Đâu là vai trò của ứng dụng sinh học trong công nghệ chế biến thực phẩm?

  • A. Sản xuất nhiều giống cây trồng
  • B. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao
  • C. Sản xuất nhiều giống vật nuôi mới
  • D. Sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống

Câu 9: Nối các thành tựu của sinh học (cột A) với ngành nghề tương ứng (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A Cột B

(1) Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu

(2) Tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,...

(3) Tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao

(4) Tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,…

(a) Y học và dược học

(b) Bảo vệ môi trường

(c) Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm

(d) Nông nghiệp

 

Phương án đúng là :

  • A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
  • B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
  • C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.
  • D. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.

Câu 10: Sự phát triển của sinh học góp phần bảo vệ môi trường được thể hiện qua bao nhiêu thành tựu trong các thành tựu sau đây?

(1) Sử dụng vi sinh vật để xử lí dầu tràn trên biển.

(2) Sử dụng liệu pháp gen để chữa trị các bệnh di truyền.

(3) Phân hủy rác để tạo phân bón sinh học.

(4) Sản xuất xăng sinh học.

  • A. 1.
  • B. 4
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

  • A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.
  • B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.
  • C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.

Câu 12: Xác định nội dung nghiên cứu của lĩnh vực thực vật học?

  • A. Nghiên cứu về di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.
  • B. Sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
  • C. Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại thực vật cũng như vai trò và tác hại của chúng đối với tự nhiên và con người
  • D. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong của sinh vật.

Câu 13: Đâu là ngành có vai trò sản xuất các loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng bệnh và điều trị nhiều bệnh ở người?

  • A. Y học.
  • B. Công nghệ thực phẩm.
  • C. Pháp y.
  • D. Dược học.

Câu 14: Nội dung chương trình sinh học THPT lớp 11 nghiên cứu lĩnh vực nào?

  • A. Sinh học tế bào và sinh thái học
  • B. Sinh học tế bào và sinh học cơ thể
  • C. Sinh học cơ thể
  • D. Sinh học tế bào và thế giới sinh vật

Câu 15: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là:

  • A. Quần thể
  • B. hệ sinh thái
  • C. Quần xã
  • D. Nhóm quần thể

Câu 16: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế?​

  • A. Góp phần xây dựng chính sách môi trường.
  • B. Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.
  • C. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
  • D. Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Câu 17: Kính hiển vi điện tử được sử dụng trong lĩnh vực nào?

  • A. nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào
  • B. nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào
  • C. nghiên cứu cấu trúc hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử
  • D. nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử.

Câu 18: Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?

  • A. Hoạt động độc lập sau đó tích lũy kết quả hoạt động lại cung cấp cho cơ thể
  • B. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng hình dạng
  • C. Phối hợp hoạt động theo một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào
  • D. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng kích thước

Câu 19: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào

2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa

5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 20: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu khoa học?

  • A. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • B. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • C. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
  • D. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

Câu 21: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống

  • A. là hệ mở.
  • B. có khả năng tự điều chỉnh.
  • C. liên tục tiến hóa.
  • D. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

  • A. Tồn tại ổn định và bền vững qua các thế hệ.
  • B. Liên tục tiến hóa.
  • C. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  • D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 23: Thành tựu nào sau đây thuộc về tin sinh học?

  • A. Tìm ra nhiều giống vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường.
  • B. Tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.
  • C. Tìm ra vaccine phòng chống nhiều bệnh như viêm gan B, covid-19, ung thư cổ tử cung.
  • D. Lai tạo thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và phẩm chất tốt.

Câu 24: Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể sử dụng phương pháp

  • A. nuôi cấy tế bào.
  • B. quan sát.
  • C. làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • D. thực nghiệm khoa học.

Câu 25: Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm 

  • A. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
  • B. nguyên tử, phân tử, bào quan, mô, tế bào.
  • C. phân tử, bào quan, mô, tế bào, cơ thể, quần thể.
  • D. mô, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập