CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam?
- A. 250C
- B. Dưới 250C
- C. 25.50C.
-
D. Trên 250C.
Câu 2: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái của khí hậu
-
A. cận xích đạo gió mùa.
- B. xích đạo gió mùa
- C. nhiệt đới gió mùa.
- D. cận nhiệt gió mùa.
Câu 3: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có 2 mùa
-
A. mưa và khô.
- B. nắng và mưa.
- C. nóng và lạnh.
- D. rét và ấm.
Câu 4: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
- A. rừng xích đạo gió mùa.
- B. rừng cận nhiệt gió mùa.
- C. rừng nhiệt đới gió mùa.
-
D. rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 5: Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành bao nhiêu khu vực?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 6: Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các khu vực
-
A. vùng hồ và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
- B. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
- C. vùng sông và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
- D. vùng biển và thềm lục địa, vùng cao nguyên, vùng đồi núi.
Câu 7: Thiên nhiên nước ta được phân hóa thành mấy đai cao?
- A. 6
- B. 5
- C. 4
-
D. 3
Câu 8: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân hóa thành các đai
- A. nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
-
B. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
- C. cận đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
- D. cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 9: Ranh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía tây và tây nam từ
- A. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ.
-
B. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ.
- C. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Bắc đồng bằng Bắc Bộ.
- D. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10: Ranh giới của miền Trung và Bắc Trung Bộ
-
A. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Bạch Mã.
- B. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Hoành Sơn.
- C. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Trường Sơn.
- D. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến đèo Ngang.
Câu 11: Biện pháp nào sau đây không thích hợp để bảo vệ rừng ngập mặn?
- A. Trồng phục hồi rừng.
- B. Giáo dục ý thức.
- C. Quản lý khai thác rừng.
-
D. Chặt phá rừng trái phép.
Câu 12: Các vùng núi cao có thể phát triển nông nghiệp ôn đới do
-
A. Khí hậu và độ cao địa hình.
- B. Vị trí và độ cao địa hình.
- C. Con người và độ cao địa hình.
- D. Nhiệt độ và độ cao địa hình.
Câu 13: Tại sao các khu vực phía Bắc lại có hệ sinh thái rừng khác nhau?
- A. Vị trí địa lý.
- B. Con người.
- C. Địa hình.
-
D. Điều kiện khí hậu.
Câu 14: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có mùa đông lạnh điển hình ở nước ta?
- A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Bắc.
- B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam.
- C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Nam.
-
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.
Câu 15: Mùa đông ở Tây Bắc ấm và ngắn hơn Đông Bắc do
- A. Vị trí địa lý.
-
B. Địa hình.
- C. Điều kiện khí hậu.
- D. Con người.
Câu 16: Sông nào dưới đây phân bố ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
-
A. Sông Chảy.
- B. Sông Cả.
- C. Sông Hương.
- D. Sông Mã.
Câu 17: Than đá ở nước ta phân bố ở tỉnh
-
A. Quảng Ninh.
- B. Điện Biên.
- C. Hồ Chí Minh.
- D. Cà Mau.
Câu 18: Năm 2019, đỉnh Phan-xi-păng có độ cao?
- A. 3143m.
-
B. 3147m.
- C. 3145m.
- D. 3146m.
Câu 19: Sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên do tác động của dãy Trường Sơn cùng với gió
- A. Đông Nam
-
B. Tây Nam.
- C. Đông Bắc.
- D. Tây Bắc.
Câu 20: Sự phân hóa theo độ cao tạo điều kiện cho miền nào nước ra trồng được loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt tới ôn đới?
-
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- B. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
- C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.