Câu 1: Trong số các vùng sinh thái nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-
B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Tây Nguyên.
Câu 2: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác?
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Có mật độ dân số cao.
-
B. Người dân có kinh nghiệm.
- C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.
- D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.
Câu 4: Các vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có
A. Nhiều đất phèn, đất mặn.
-
B. Trình độ tham canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
- C. Thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản.
- D. Điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.
Câu 5: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là
- A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.
- B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản..
-
C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.
- D. Có mùa đông lạnh phát triển đa dạng nông sản.
Câu 6: Nông nghiệp nước ta có những hình thức phổ biến gồm
- A. trang trại, vùng nông nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp.
- B. trang trại, vùng chuyên canh, vùng sinh thái công nghiệp.
-
C. trang trại, vùng chuyên canh, vùng sinh thái nông nghiệp.
- D. trang trại, vùng công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 7: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại?
-
A. 23 771
- B. 23 772
- C. 23 773
- D. 23 774
Câu 8: Năm 2021, trang trại chăn nuôi chiếm bao nhiêu % tổng số trang trại nước ta?
-
A. 57,8%.
- B. 67,8%.
- C. 77,8%.
- D. 87,8%.
Câu 9: Trang trại có vai trò
- A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
-
B. khai thác hiệu quả các lợi thế về mọi mặt.
- C. nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển.
- D. góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng tự cung tự cấp.
Câu 10: Lao động trang trại ở nước ta chủ yếu là
-
A. chủ trang trại và thành viên gia đình.
- B. thuê ở bên ngoài.
- C. chủ trang trại .
- D. chủ trang trại và thuê bên ngoài.
Câu 11: Vùng chuyên canh là vùng
-
A. tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng.
- B. tập trung phát triển nhiều loại cây trồng.
- C. tập trung phát triển đa dạng loại cây trồng.
- D. tập trung phát triển hai loại cây trồng.
Câu 12: Trang trại nước ta phát triển theo hướng
- A. trang trại nông nghiệp.
- B. trang trại công nghiệp.
- C. trang trại dịch vụ.
-
D. trang trại hữu cơ.
Câu 13: Vùng chuyên canh có vai trò
-
A. thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa.
- B. khai thác tốt điều kiện tài nguyên biển.
- C. tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp khai khoáng.
- D. áp dụng khoa học – công nghệ vào công nghiệp.
Câu 14: Vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung ở
-
A. Tây Nguyên.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 15: Vùng chuyên canh cây lương thực tập trung ở
- A. Tây Nguyên.
-
B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 16: Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của vùng nào nước ta?
-
A. Tây Nguyên.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Tây Bắc.
- D. Đông Bắc.
Câu 17: Việc hình thành vùng chuyên canh gắn với ngành chế biến có tác động
- A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
- B. Dễ thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa.
-
C. Nâng chất lượng và hạ giá sản phẩm.
- D. Khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng.
Câu 18: Việc tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp diễn ra mạnh ở
- A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ.
- B. Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
-
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng.
Câu 19: Khó khăn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
- A. Mưa kéo dài, nguy cơ ngập úng.
-
B. Thiếu nước vào mùa khô.
- C. Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
- D. Địa hình làm cho đất dễ bị thoái hóa.
Câu 20: Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do
-
A. Khí hậu
- B. Địa hình.
- C. Đất trồng.
- D. Nguồn nước.