ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1. Ai có thể bị bệnh cúm gia cầm?
- A. Một số loài động vật khác gia cầm
- B. Các loài gia cầm
- C. Con người
-
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 2. Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò?
- A. Ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy
- B. Con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn
-
C. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 30 ngày
- D. Niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm; chảy nước mắt, nước mũi
Câu 3. Số lượng của phương pháp PCR như thế nào?
-
A. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau với phạm vi ứng dụng, ưu và nhược điểm khác nhau
- B. Có 2 phương pháp PCR với ưu, nhược điểm đối lập nhau.
- C. Có vô vàn phương pháp PCR vì nó dựa trên cấu trúc của các đoạn gene
- D. Chỉ có duy nhất một phương pháp PCR
Câu 4. Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
-
A. Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
- B. Yếu tố môi trường
- C. Con giống
- D. Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
Câu 5. Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
- A. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác
- B. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại
-
C. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%
- D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác
Câu 6. Những thập niên gần đây, có khoảng bao nhiêu % số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật?
- A. 20%
- B. 45%
- C. 92%
-
D. 75%
Câu 7. Bệnh cúm gia cầm là:
- A. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
-
B. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm
- C. Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm
- D. Một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm
Câu 8. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là:
- A. Bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn gây ra
- B. Bệnh kí sinh trùng cấp tính do trùng Toxoplasma gây ra
-
C. Bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra
- D. Bệnh kí sinh trùng mãn tính do trùng Toxoplasma gây ra
Câu 9. Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do:
-
A. Virus và vi khuẩn
- B. Sự nóng lên toàn cầu
- C. Con người
- D. Kí sinh trùng
Câu 10. “(1) Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae, có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn. (2) Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái. (3) Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non. (4) Một vòng đời con giun cái có thể đẻ tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng/ngày. (5) Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm. (6) Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.”
Câu nào không đúng trong đoạn trên?
- A. (5), (6)
- B. (2), (3), (6)
- C. (1), (2), (4)
-
D. Không có câu nào
Câu 11. Đâu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm vú?
- A. Không cho vật nuôi ăn thức ăn lên men
- B. Điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo
-
C. Cả A và B
- D. Vắt sữa không đúng kĩ thuật
Câu 12. Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?
-
A. Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển
- B. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về
- C. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- D. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp
Câu 13. Ý nào sau đây không phải là thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi:
- A. trang bị hệ thống chuồng trại, trang thiết bị hiện đại; quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc được chuyên môn hóa, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
- B. ứng dụng công nghệ gene trong chọn lọc, tạo và nhân giống; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống
-
C. ứng dụng công nghệ chữa bệnh hiện đại, có thể phát hiện sớm bệnh cho vật nuôi và chữa các loại bệnh đơn giản.
- D. ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Câu 14. Câu nào sau đây đúng về bệnh cúm gia cầm?
- A. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
- B. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
-
C. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
- D. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
Câu 15. Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?
-
A. Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
- B. Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
- C. Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
- D. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân
Câu 16. Kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật không bao gồm:
- A. Vi khuẩn
- B. Xạ khuẩn
-
C. Tế bào hạt nhân
- D. Nấm mốc
Câu 17. Đâu không phải một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?
- A. Bệnh kí sinh trùng
- B. Bệnh nội khoa
- C. Bệnh truyền nhiễm
-
D. Bệnh giao tiếp
Câu 18. Đâu là một cách phòng bệnh đóng dấu?
- A. Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, thường là tiêm lúc lợn 10 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 5 tháng một lần
- B. Sử dụng các loại thức ăn công thức khi thấy lợn có biểu hiện không tốt về sức khỏe
-
C. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 19. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng bao nhiêu loại mầm bệnh (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm mốc gây bệnh cho người)?
- A. 2000
- B. 2800
- C. 800
-
D. 1400
Câu 20. Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
- A. Phát triển nhanh đột biến nhưng chất lượng thịt có thể gây hại cho người tiêu dùng
-
B. Còi cọc, chậm lớn
- C. Còi cọc, chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất tốt
- D. Phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh, có sức đề kháng rất cao
Câu 21. Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?
-
A. Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
- B. Con giống
- C. Yếu tố môi trường
- D. Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
Câu 22. Câu nào sau đây là đúng về mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm?
- A. Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Alphainfluenzavirus, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase)
- B. Mầm bệnh tồn tại lâu ngày trong môi trường tự nhiên và chỉ có thể bị tiêu diệt bằng các loại chất sát trùng đặc hiệu
-
C. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hoá
- D. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi là do môi trường sống và kháng thể động vật yếu
Câu 23. Đoạn sau đây nói về cách điều trị bệnh viêm vú: “Dùng cao tiêu viêm xoa vào bầu vú bị viêm. Dùng thuốc đặc trị viêm vú bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Tiêm calcium và taurine vào bắp thịt con vật. Thụt rửa bầu vú bị viêm bằng các loại thuốc sát trùng như thuốc tím, rivanol, lugol,... Việc sử dụng các loại thuốc cần phải theo đơn thuốc của bác sĩ thú y và hướng dẫn của nhà sản xuất.”
Chi tiết nào trong đoạn trên không đúng?
- A. Cả A và B
-
B. “Calcium và taurine”. Đúng phải là: “Vitamin B1 và cafein”
- C. Không có chi tiết nào
- D. “Cao tiêu viêm”. Đúng phải là: “Nước khử viêm”
Câu 24. Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò?
- A. Niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm; chảy nước mắt, nước mũi
- B. Ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy
- C. Con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn
-
D. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 30 ngày