Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Ôn tập chỉ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Ôn tập chỉ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 1)

Câu 1. Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:

  •    A. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao
  •    B. Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất.
  •    C. Sản xuất thức ăn đòi hỏi quy trình công nghệ vô cùng tân tiến, chỉ cần một chút gián đoạn có thể làm ảnh hưởng đến toàn ngành chăn nuôi
  •    D. Cả A và B

Câu 2. Tác dụng của cảm biến môi trường trong chăn nuôi là ?

  • A. Theo dõi tình hình sinh hoạt và chế độ ăn uống của vật nuôi
  • B. Theo dõi các chỉ số của vật nuôi
  • C. Theo dõi các chỉ số về môi trường
  • D. Theo dõi sức khỏe và phát hiện bệnh sớm

Câu 3. Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có:

  •    A. Hàm lượng xơ thô dưới 36%, protein thô dưới 40%
  •    B. Hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%
  •    C. Hàm lượng carbohydrate là 100% và không có tạp chất khác.
  •    D. Hàm lượng carbohydrate là 50%, lipid và protein mỗi loại là 25%

Câu 4. Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  •    A. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi
  •    B. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng
  •    C. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi
  •    D. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền

Câu 5. Đâu không phải một enzyme trong nhóm enzyme phân giải xơ?

  •  A. β -glucanase
  •  B. Cellulase
  •  C. Tripacase
  •  D. Xylanase

Câu 6. “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  •  A. Chuẩn bị nguyên liệu
  •  B. Tiến hành ủ
  •  C. Bảo quản
  •  D. Xử lí

Câu 7. Nhu cầu dinh dưỡng là gì?

  •    A. Là lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm
  •    B. Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một thời gian nhất định
  •    C. Là lượng chất dinh dưỡng và vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất ra sản phẩm trong một ngày đêm
  •    D. Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm

Câu 8. Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi:

  •  A. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg
  •  B. Fe 13g, NaCl 43g
  •  C. P 13g, Vitamin A
  •  D. Năng lượng 3000kcal

Câu 9. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô, xanh. Ý nào không đúng?

  •    A. Cây ngô ngậm sữa (bắp, thân, lá): vật chất khô – 21.4%, protein thô – 2.5%, lipid – 0.7%
  •    B. Cỏ voi non (thân, lá): vật chất khô – 11.8%, protein thô – 2.2%, lipid – 0.4%
  •    C. Cây lạc (thân, lá ủ tươi): vật chất khô – 49.1%, protein thô – 7.4%, lipid – 10.1%
  •    D. Cây ngô non (thân, lá): vật chất khô – 13.1%, protein thô – 1.4%, lipid – 0.4%

Câu 10. Vì sao các chất kích thích tăng trưởng hay còn gọi là “chất tạo nạc” bị cấm trong chăn nuôi?

  •    A. Vì các chất này khiến cho thịt động vật mất ngon, làm cho người tiêu dùng giảm ham muốn ăn thịt
  •    B. Vì các chất này làm cho lượng các chất khác protein giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng của thực phẩm
  •    C. Vì các chất này là các chất cấm không được dùng trong chăn nuôi
  •    D. Vì khi bổ sung các chất này trong thức ăn có thể dẫn đến tình trạng tồn dư trong thịt, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng

Câu 11. Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  •    A. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép
  •    B. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi
  •    C. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
  •    D. Tiết kiệm chi phí thức ăn

Câu 12. Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  •    A. Độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
  •    B. Giống loài, giai đoạn sinh trưởng
  •    C. Độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi
  •    D. Giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi

Câu 13. Câu nào sau đây không đúng về thức ăn xanh?

  •    A. Thức ăn xanh bao gồm thân, lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,... sử dụng ở dạng tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên cánh đồng)
  •    B. Thức ăn xanh được sử dụng cho nhiều loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,...
  •    C. Thức ăn xanh chứa nhiều nước (40 – 50%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khó tiêu hoá và không thích ứng với nhiều loại vật nuôi
  •    D. Thức ăn xanh là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột cỏ, thức ăn ủ chua,... cho gia súc nhai lại

Câu 14. Ligninase trong chế biến thức ăn chăn nuôi được sử dụng để:

  •    A. Lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu lignin của vi sinh vật trong dạ cỏ
  •    B. Kích thích quá trình lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, giúp tăng cường tính chất của ase trong tiêu hoá của động vật
  •    C. Khống chế lượng chất độc hại tồn dư do các chất cấm có thể gây ra
  •    D. Loại bỏ các chất độc hại, những thành phần gây cản trở việc hấp thu, tiêu hoá của vật nuôi trong thức ăn

Câu 15. Đâu là công thức ủ chua thức ăn thô, xanh hợp lí?

  •    A. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật
  •    B. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật
  •    C. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật
  •    D. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật

Câu 16. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :

  •  A. Loại thức ăn
  •  B. Thức ăn tinh, thô
  •  C. Chất xơ, axit amin
  •  D. Chỉ số dinh dưỡng

Câu 17. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:

  •  A. 1 ngày
  •  B. 1 đêm
  •  C. 1 ngày đêm
  •  D. 2 ngày đêm

Câu 18. Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?

  •    A. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại)
  •    B. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài
  •    C. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên
  •    D. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường

Câu 19. Cám đậu xanh thuộc loại thức ăn nào sau đây?

  •    A. Thức ăn protein động vật
  •    B. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật
  •    C. Thức ăn protein thực vật
  •    D. Thức ăn nhóm carbohydrate

Câu 20. Đâu không phải thức ăn thuộc nhóm carbohydrate?

  •  A. Các loại củ (sắn, khoai lang)
  •  B. Các loài ốc, tôm tép
  •  C. Phụ phẩm xay xát
  •  D. Hạt ngũ cốc

Câu 21. Trong những ý sau, đâu là đặc điểm của chăn nuôi công nghiệp?

  • A. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi
  • B. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
  • C. Vật nuôi được chăn thả tự do
  • D. Mức đầu tư thấp

Câu 22. Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?

  •    A. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể động vật
  •    B. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
  •    C. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao
  •    D. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại

Câu 23. Đâu là nhóm thức ăn giàu protein cho vật nuôi?

  •    A. Bột xương, bột vỏ sò, bột đá
  •    B. Cám, gạo, lương thực
  •    C. Bột cá, bột thịt, đậu tương, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc…
  •    D. Hạt ngũ cốc và các loại củ

Câu 24. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là đặc điểm của chăn thả tự do?

  • A. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
  • B. Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nhốt hoàn toàn trong chuồng trại.
  • C. Mức đầu tư cao
  • D. Vật nuôi được nhốt trong trồng kết hợp sân vườn.

Câu 25. Nhóm enzyme phân giải xơ được bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm:

  •    A. Tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần
  •    B. Loại bỏ chất xơ trong khẩu phần ăn
  •    C. Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
  •    D. Khuếch đại lượng chất xơ trong thức ăn lên nhiều lần

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.