Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Bất lợi của thiên nhiên.

Câu 2: Những hành độngtừ con người có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ

  • A. con người.
  • B. ô nhiễm.
  • C. tự nhiên.
  • D. xã hội.

Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ con người là 

  • A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
  • B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
  • C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
  • D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

  • A. con người và xã hội. 
  • B. môi trường tự nhiên.
  • C. kinh tế và xã hội.
  • D. kinh tế thế giới.

Câu 5: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

  • A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

  • A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Không đùa nghịch, chạy nhảy trên cầu thang.

Câu 7: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống

  • A. xã hội.
  • B. môi trường.
  • C. nguy hiểm.
  • D. nhân tạo.

Câu 8: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:

  • A. nghĩ các tình huống nguy hiểm không quan trọng.
  • B. không cần học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
  • C. bình tĩnh, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm.
  • D. khi gặp nguy hiểm không cần sự trợ giúp của người khác.

Câu 9: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

  • A. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy và gọi điện 114.
  • B. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
  • C. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
  • D. ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 10: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên

  • A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.
  • B. đi bơi một mình không thích bơi theo nhóm.
  • C. đi bơi không cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.
  • D. thích bơi xa ra biển khơi để thử cảm giác

Câu 11: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. giá trị sống cơ bản.
  • B. điều tất yếu của con người.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
  • D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 13: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

  • A. đặc điểm riêng của mình.
  • B. kĩ năng riêng của mình.
  • C. mặt tốt của bản thân.
  • D. sở thích thói quen của bản thân.

Câu 14: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên 

  • A. tự cao, tự đại.
  • B. tự ti và mặc cảm.
  • C. thẹn thùng, e lệ.
  • D. khiêm tốn, nhường nhịn.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân. 
  • B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
  • D. Tự trách bản thân về những nhược điểm của mình mà không tìm cách khắc phục

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

Câu 17: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • B. cơ bản của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 18: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

  • A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
  • B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
  • C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
  • D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 20: Y là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí Y vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, Y dành thời gian để ghi nhật kí. Y cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, Y còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện Y là người luôn

  • A. tự cao tự đại.
  • B. tự tin với bản thân.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. muốn lấy lòng người khác.

Câu 21: B luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng B nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của B em sẽ khuyên bạn

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu 22: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình

Câu 23: Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 24: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 25: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 26: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.
  • B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  • C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  • D. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ

Câu 27: Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

  • A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. 
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • D. Đảm bảo tất cả các điều kiện trên.

Câu 28: Trường hợp nào dưới đây là công dân Việt Nam?

  • A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn đnag sinh sống cùng bố mẹ ở Ôxtraylia.
  • B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang sống cùng bố mẹ bên Mĩ và chuyển sang quốc tịch Mĩ.
  • C. Bạn X có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt nam
  • D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam nhưng bố mẹ không thoả thuận được việc nhập quốc tịch cho bạn.

Câu 29: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  • B.  Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.
  • C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  • D. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

Câu 30: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

  • A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
  • B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
  • C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.
  • D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ