Câu 1: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là
- A. tự tin.
- B. tự kỉ.
- C. tự chủ.
-
D. tự lập.
Câu 2: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là:
- A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
- B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
- C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
-
D. tự làm lấy việc của mình, dám đương đầu với khó khăn.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
- A. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.
- B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.
-
C. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.
- D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
Câu 4: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với tôn trọng sự thật?
- A. Giúp con người tin tưởng nhau.
- B. Giúp con người gắn kết với nhau.
- C. Làm cho tâm hồn thanh thản.
-
D. Làm cho mọi người không vui khi biết sự thật.
Câu 5: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?
-
A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
- B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
- C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
- D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Sự thật luôn làm đau lòng người.
-
B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.
- C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.
- D. Thường làm mất lòng người khác.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây không thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?
- A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
- C. Không nói dối.
-
D. Không nói sự thật nếu không ai biết
Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?
- A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
-
B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.
- C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
- D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
Câu 9: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?
- A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
- B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
-
C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.
- D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống
- A. giản dị, chăm chỉ.
- B. tiết kiệm, khiêm tốn.
-
C. giả dối và thật thà.
- D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 11: Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người:
- A. được người khác tin tưởng.
- B. thờ ơ, hời hợt với người khác.
-
C. không được người khác tin nữa.
- D. luôn được người khác tôn trọng.
Câu 12: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền” nói về nội dung nào dưới đây?
- A. Giản dị, cần cù.
- B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
- C. Tôn trọng sự thật.
-
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
- B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
-
C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
- D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 14: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?
- A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
- B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
- C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
-
D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
Câu 15: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.
- B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.
-
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
- D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
Câu 16: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Coi như không biết, không phải việc của mình.
- B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
- C. Nói với bạn cho mình xem cùng.
-
D. Khuyên bạn không được làm như vậy.
Câu 17: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?
- A. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
- B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
-
C. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
- D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.
Câu 18: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?
-
A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.
- B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
- C. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
- D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.
Câu 19: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người
- A. thích thể hiện bản thân.
- B. có đức tính tiết kiệm.
-
C. rất tốt, sống thật thà.
- D. giản dị, không đua đòi.
Câu 20: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người nào đó luôn sống:
- A. giản dị, cần cù.
- B. tiết kiệm, khiêm tốn.
-
C. tôn trọng sự thật.
- D. khiêm tốn, siêng năng
Câu 21: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
- A. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- B. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.
-
C. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 22: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập?
- A. tự tin, tự làm lấy việc của mình.
- B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
-
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- D. có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.
Câu 23: Biểu hiện của tự lập là gì?
- A. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc
- B. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
- C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.
-
D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
Câu 24: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?
-
A. Làm những việc vừa sức với mình.
- B. Trông chờ vào may rủi.
- C. Nhờ sự hướng dẫn của bạn bè khi gặp khó khăn.
- D. Sống biệt lập, chỉ biết đến mình.
Câu 25: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?
- A. Đoàn kết.
-
B. Tự lập.
- C. Trung thực.
- D. Tiết kiệm.
Câu 26: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?
- A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
-
B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
- C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
- D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
Câu 27: Hành động thể hiện tính tự lập là:
- A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
- B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
- C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
-
D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.
Câu 28: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?
- A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
-
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
- C. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo
- D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn
Câu 29: Hành động thể hiện tính tự lập là
- A. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
- B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
-
C. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.
- D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
Câu 30: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?
- A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
- B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
- C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
-
D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.