Câu 1: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:
- A. con người.
- B. ô nhiễm.
-
C. tự nhiên.
- D. xã hội.
Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
- A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
-
B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
- C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
- D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người
Câu 3: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần:
- A. không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.
-
B. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
- C. lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm.
- D. Chọn nơi vắng người để trốn tránh.
Câu 4: Những thay đổi của thời tiết, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là
- A. ô nhiễm môi trường.
- B. tình huống nguy hiểm.
- C. tai nạn bất ngờ.
-
D. biến đổi khí hậu.
Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những mối nguy hiểm bất ngờ gây nên tổn thất cho
-
A. con người và xã hội.
- B. môi trường tự nhiên.
- C. kinh tế và xã hội.
- D. kinh tế quốc dân.
Câu 6:Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
- A. Đá trượt lở trên núi xuống đường.
- B. Đang đi trên đường xuất hiện sấm sét.
-
C. Bạn T đi học về thấy cơn dông tìm chỗ trú ẩn.
- D. Các bạn đang tụ tập thấy mưa dông xuất hiện.
Câu 7: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
- A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
- B. Bạn B đang chơi ở ngoài sân lúc có sấm sét.
-
C. Khi đi trên đường có sấm sét xuất hiện bạn N tìm chỗ trú ẩn.
- D. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển có sóng lớn.
Câu 8: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta cần
-
A. thường xuyên xem dự báo thời tiết.
- B. không chuẩn bị đồ phòng chống.
- C. cố đi qua sông suối khi có lũ.
- D. xuống gần khu vực có lũ quét
Câu 9: Biện pháp nào sau đây không làm giảm thiểu những hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên gây ra:
- A. trang bị kiến thức, kĩ năng ứng phó
-
B. trú dưới gốc cây, cột điện.
- C. bình tĩnh xử trí khi gặp nguy hiểm
- D. tìm kiếm sự trợ giúp của người xung quanh.
Câu 10: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây ra hậu quả nào?
- A. không tổn hại về vật chất và tinh thần của con người.
-
B. gây tổn hại về vật chất, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- C. có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước.
- D. không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Câu 11: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên bất ngờ xảy ra chúng ta nên
- A. đi một mình khi xuất hiện mưa lớn.
-
B. tập quan sát, nhận biết những yếu tố gây nguy hiểm.
- C. lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện các hiện tượng tự nhiên.
- D. không cần sự giúp đỡ của người lớn..
Câu 12: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, Tà Nua thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua. Trong trường hợp này, nếu là Tà Nua em sẽ làm như thế nào?
- A. Từ chối không nhận giúp đỡ từ người khác
- B. Tự mình lội qua suối nước.
-
C. Tìm người trợ giúp qua suối
- D. Đứng đợi nước rút thì lỗi qua suối.
Câu 13: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đi tìm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do trận mưa bão lớn kéo dài. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào?
- A. Đứng quan sát sườn bị sạt lở.
- B. Không cần trợ giúp của mọi người xung quanh
- C. Tiếp tục đi qua sườn núi vì nghĩ rằng đá sẽ không bị lở nữa.
-
D. Tìm trợ giúp hoặc chọn đường đi khác để an toàn hơn.
Câu 14: Cơn bão số 5 xảy ra ở miền Trung nước ta đã gây ra hậu quả gì?
-
A. thiệt hại về người và tài sản.
- B. góp phần phát triển kinh tế của vùng.
- C. con người được trải nghiệm qua cơn bão.
- D. Không ảnh hưởng gì tới đời sống con người.
Câu 15: Hạnh đang xem chương trình tivi yêu thích thì trời bỗng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo tới, trời mưa tầm tã. Nếu em là Hạnh em sẽ làm như thế nào?
- A. Tiếp tục xem chương trình yêu thích
-
B. Tắt tivi và các thiết bị điện.
- C. Tắt tivi và ra ngoài xem hiện tượng mưa dông.
- D. Mở các chương trình để theo dõi tiếp.
Câu 16: Em đồng tình với việc làm nào dưới đây?
- A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà.
- B. Trong khi sấm sét, Bình vẫn sử dụng tivi và các thiết bị điện.
-
C. Xem dự báo thời tiết về cơn mưa dông sắp đến, Hồng đã ở lại trường đợi hết dông mứoi về nhà.
- D. Con suối có nước dâng cao nhưng bạn H vẫn cố bơi ra xa.
Câu 17: Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào?
-
A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.
- B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.
- C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.
- D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.
Câu 18: Trong lớp tổ chức dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn cho các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, em sẽ làm gì?
- A. Không tham gia dự án vì không biết các tình huống nguy hiểm.
-
B. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó và chia sẻ với mọi người.
- C. Tìm sự giúp đỡ của mọi người, bạn bè.
- D. Không tìm hiểu và trang bị kiến thức về tình huống nguy hiểm.
Câu 19: Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ở địa phương mình. Việc làm nào sau đây em và bạn không thực hiện trong dự án?
- A. Đặt tên dự án và đối tượng hướng tới.
- B. Nêu các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên xảy ra ở địa phương.
- C. Đưa ra các biện pháp ứng phó với nguy hiểm.
-
D. Nhờ mọi người làm giúp dự án.