Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là:

  • A. tự trọng.
  • B. tự nhận thức về bản thân.
  • C. có kĩ năng sống.
  • D. thông minh.

Câu 2: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta:

  • A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
  • C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
  • D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 3: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.
  • B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
  • D. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.

Câu 4: Tự nhận thức về bản thân là biết được:

  • A. điểm mạnh, điểm yếu

    của bản thân mình.

  • B. kiến thức của cuộc sống.
  • C. khả năng của mọi người.
  • D. đặc điểm của người khác.

Câu 5: Dựa vào yếu tố nào dưới đây không giúp chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
  • B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Luôn cho rằng hành động và việc làm của mình luôn đúng.

Câu 6: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 
  • B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • C. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • D. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình

Câu 7: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
  • D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 8: Việc làm nào sau đây không nên làm để tự nhận thức bản thân?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Xem bói để tìm hiểu đặc điểm của bản thân.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

  • A. Em thích học môn Văn nhất.
  • B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
  • C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
  • D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. giá trị sống cơ bản.
  • B. điều tất yếu của con người.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
  • D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 13: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

  • A. đặc điểm riêng của mình.
  • B. kĩ năng riêng của mình.
  • C. mặt tốt của bản thân.
  • D. sở thích thói quen của bản thân.

Câu 14: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên 

  • A. tự cao, tự đại.
  • B. tự ti và mặc cảm.
  • C. thẹn thùng, e lệ.
  • D. khiêm tốn, nhường nhịn.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân. 
  • B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
  • D. Tự trách bản thân về những nhược điểm của mình mà không tìm cách khắc phục

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

Câu 17: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • B. cơ bản của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 18: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

  • A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
  • B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
  • C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
  • D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 20: Y là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí Y vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, Y dành thời gian để ghi nhật kí. Y cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, Y còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện Y là người luôn

  • A. tự cao tự đại.
  • B. tự tin với bản thân.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. muốn lấy lòng người khác.

Câu 21: B luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng B nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của B em sẽ khuyên bạn

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu 22: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình

Câu 23: Dấu hiệu nhận biết ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy?

  • A. Khói, mùi cháy khét.
  • B. Ánh lửa, khói đen.
  • C. Ánh lửa, khói nghi ngút.
  • D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 24: Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải:

  • A. bình tĩnh và tìm cách xử lí
  • B. tắt điện thoại
  • C. tránh những nơi đông người
  • D. ở nguyên trong nhà.

Câu 25: Khi đang chơi trong nhà, T thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà T để chơi. Nếu em là T em sẽ làm như thế nào? 

  •  A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
  • B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
  • C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
  • D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 26: Vào một buổi chiều, H đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng H bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
  • B. Bỏ chạy, hét to và kêu cứu.
  • C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.
  • D. Bỏ chạy.

Câu 27: Trong các tình huống sau tình huống nào gây nguy hiểm?

  • A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng
  • B. Nhóm bạn rủ nhau tự đi đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách khoảng 30km.
  • C. Khi trực nhật, mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên và lấy tay nhặt các mảnh vỡ đó.
  • D. Khi có người lạ theo sát, Phương hét to và kêu cứu từ người xung quanh.

Câu 28: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Từ chối không giúp.
  • B. Vui vẻ, nhận lời.
  • C. Phân vân, lưỡng lựa.
  • D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 29: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn L đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa L về nhà. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
  • B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
  • C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
  • D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Câu 30: Ý nào sau đây không đúng khi vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà đến trường:

  • A. Không cần đánh dấu bất cứ vị trí nào.
  • B. Đánh dấu những địa điểm không an toàn và ghi chú
  • C. Lưu ý những thời điểm không an toàn khi đi một mình.
  • D. Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ