Câu 1: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
- A. Kiên trì.
- B. Trung thực.
-
C. Siêng năng.
- D. Tự giác.
Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là
- A. vừa làm vừa chơi.
- B. thường xuyên làm việc.
-
C. quyết tâm làm đến cùng.
- D. tự giác làm việc.
Câu 3: Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:
- A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
-
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
- C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
- D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:
-
A. Tin tưởng và yêu quý.
- B. Cho rằng năng lực kém.
- C. Đánh giá là kém thông minh.
- D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 5: Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
- A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
-
B. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
- C. Trở thành người có ích cho xã hội.
- D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Câu 6: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?
- A. Đức tính khiêm nhường.
- B. Đức tính tiết kiệm.
- C. Đức tính trung thực.
-
D. Đức tính siêng năng.
Câu 7: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là:
- A. thường xuyên nghỉ học.
-
B. chăm chỉ học và làm bài.
- C. chỉ làm một số bài tập
- D. gặp bài khó hay nản lòng.
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?
- A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
- B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
- C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.
-
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.
Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
-
A. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.
- B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.
- C. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
- A. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
-
B. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
- C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh.
- D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.
Câu 11: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
- A. Năng nhặt chặt bị.
-
B. Máu chảy ruột mềm.
- C. Mưu cao chẳng bằng chí dày
- D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.
Câu 12: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?
-
A. Lên án, tố cáo.
- B. Làm theo.
- C. Không quan tâm.
- D. Nêu gương.
Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
- A. Thương người như thể thương thân.
- B. Lá lành đùm lá rách.
- C. Nhường cơm, sẻ áo.
-
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 14: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?
- A. Thích thể hiện mình trước đông người.
- B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
- C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
-
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 15: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
- B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
-
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
- D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.
Câu 16: Vào lúc rảnh rỗi, A thường sang nhà B dạy bạn B học. Vì bạn B là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn A là người như thế nào?
- A. A là người có lòng tự thương hại bạn bè.
-
B. A là người có lòng yêu thương mọi người.
- C. A là người sống giản dị, kiêm tốn.
- D. A là người trung thực, tiết kiệm.
Câu 17: Em đã làm gì thể hiện tình yêu thương của mình tới người thân trong gia đình?
- A. Không quan tâm tới cảm xúc của mọi người trong gia đình.
- B. Nói lời yêu thương với mọi người để được nhận khen thưởng
- C. Không tham gia làm các công việc nhà với người thân.
-
D. Tự làm bông hoa và viết lời yêu thương để tặng người thân
Câu 18: Em đã làm gì thể hiện tình yêu thương của mình với những người có hoàn cảnh khó khăn?
- A. Không quan tâm tới những người khó khăn
- B. Giúp đỡ mọi người mong nhận được trả ơn.
-
C. Tham gia vào các hoạt động từ thiện, ủng hộ
- D. Thương hại những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 19: Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt, bạn K đã gom lại sách cũ, đồng thời còn lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình đem ủng hộ. Hành vi của bạn K thể hiện điều gì?
-
A. Lòng yêu thương mọi người.
- B. Tinh thần đoàn kết.
- C. Tinh thần tiết kiệm.
- D. Lòng trung thành.
Câu 20: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người
- A. Kiên trì.
-
B. Lười biếng.
- C. Chăm chỉ.
- D. Vô tâm.
Câu 21: Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T tới trường. Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện mình là người rất hiểu chuyện.
- B. Muốn được bạn và gia đình bạn trả ơn.
- C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước thầy cô.
-
D. Lòng yêu thương con người của anh H.
Câu 22: Khi làm viễ không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ
- A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
-
B. không thành công, gặp nhiều khó khăn.
- C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
- D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 23: Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
- A. Tiết kiệm.
- B. Trung thực.
-
C. Siêng năng, kiên trì.
- D. Khiêm tốn, trung thành.
Câu 24: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
-
A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách.
- B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
- C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo.
- D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó.
Câu 25: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
- A. Đức tính trung thực.
- B. Đức tính siêng năng.
- C. Đức tính tiết kiệm.
-
D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 26: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?
- A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
-
B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
- C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
- D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
Câu 27: Nhà trường phát động phong trào “Kiên trì không bỏ cuộc”, những việc làm sau đây thể hiện phong trào được hưởng ứng nhiệt tình?
-
A. Các lớp cùng kí cam kết và thực hiện việc tập thể dục 10 phút mỗi sáng.
- B. Không hưởng ứng, không tham gia phong trào.
- C. Kí cam kết nhưng không tập luyện thường xuyên.
- D. Không tham gia phong trào do nhà trường phát động.
Câu 28: Em đã làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
- A. Chỉ làm các bài tập dễ, còn bài khó nhờ bạn giải giúp.
-
B. Lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì và thực hiện theo kế hoahcj.
- C. Đi học không đều, buổi nghỉ buổi đi học.
- D. Chỉ học những môn dễ và yêu thích.
Câu 29: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là:
-
A. sự thật.
- B. dũng cảm.
- C. khiêm tốn.
- D. tự trọng.
Câu 30: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là:
- A. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
- B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
-
C. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
- D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.