Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền

  • A.  phát triển của trẻ em.
  • B. bảo vệ của trẻ em. 
  • C. sống còn của trẻ em.      
  • D. tham gia của trẻ em.       

Câu 2: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

  • A. Ba nhóm cơ bản.   
  • B. Bốn nhóm cơ bản.
  • C. Sáu nhóm cơ bản.
  • D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 3: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền

  • A. bảo vệ của trẻ em.
  • B. phát triển của trẻ em.      
  • C. sống còn của trẻ em.      
  • D. tham gia của trẻ em.       

Câu 4: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?

  • A. Quyền học tập.  
  • B. Quyền vui chơi, giải trí.  
  • C. Quyền phát triển năng khiếu.       
  • D. Quyền đóng thuế thu nhập

Câu 5: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.    
  • B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.    
  • C. Quyền được được kết giao bạn bè.      
  • D. Quyền tự do kinh doanh.

Câu 6: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền 

  • A. bảo vệ của trẻ em.
  • B. phát triển của trẻ em.      
  • C. tham gia của trẻ em.
  • D. sống còn của trẻ em.     

Câu 7: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của 

  • A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
  • B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
  • C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
  • D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.

Câu 8: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?

  • A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.
  • D. Bắt trẻ em học theo ý cha mẹ

Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
  • B.  Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C.  Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.
  • D. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Cung cấp dịch vụ an toàn.
  • C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
  • D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

Câu 12: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
  • B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
  • C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
  • D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 13: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.
  • B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
  • C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. 
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 14: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
  • B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
  • C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. 
  • D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

Câu 15: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?

  • A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. 
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân.

Câu 16: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

  • A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. 
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.    

Câu 17: Quyền trẻ em là tất cả

  • A. những gì trẻ em mong muốn.
  • B. những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
  • C. những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
  • D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.  

Câu 18: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
  • B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
  • C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
  • D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.

Câu 19: Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?

  • A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
  • B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.
  • D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.

Câu 20: T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?

  • A.  Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
  • B. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
  • C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.

Câu 21: Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là

  • A. đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.
  • B. có thể thông cảm được.
  • C.  sai, vi phạm quyền trẻ em.
  • D. hoàn toàn đúng luật.

Câu 22: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

  • A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
  • B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng
  • C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
  • D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.

Câu 23: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

  • A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
  • B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
  • D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.

Câu 24: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

  • A. con người và xã hội. 
  • B. môi trường tự nhiên.
  • C. kinh tế và xã hội.
  • D. kinh tế thế giới.

Câu 25: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

  • A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu 26: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

  • A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Không đùa nghịch, chạy nhảy trên cầu thang.

Câu 27: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống

  • A. xã hội.
  • B. môi trường.
  • C. nguy hiểm.
  • D. nhân tạo.

Câu 28: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:

  • A. nghĩ các tình huống nguy hiểm không quan trọng.
  • B. không cần học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
  • C. bình tĩnh, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm.
  • D. khi gặp nguy hiểm không cần sự trợ giúp của người khác.

Câu 29: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

  • A. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy và gọi điện 114.
  • B. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
  • C. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
  • D. ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 30: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên

  • A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.
  • B. đi bơi một mình không thích bơi theo nhóm.
  • C. đi bơi không cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.
  • D. thích bơi xa ra biển khơi để thử cảm giác

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ