[Cánh diều] Trắc nghiệm công dân bài 3: Siêng Năng, kiên trì

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 bài 3: Siêng Năng, kiên trì - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

  • A. Kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Siêng năng.
  • D. Tự giác.

Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là

  • A. vừa làm vừa chơi.
  • B. thường xuyên làm việc.
  • C. quyết tâm làm đến cùng.
  • D. tự giác làm việc.

Câu 3: Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:

  • A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
  • B. thành công trong công việc và cuộc sống.
  • C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
  • D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:

  • A. Tin tưởng và yêu quý.
  • B. Cho rằng năng lực kém.
  • C. Đánh giá là kém thông minh.
  • D. Tư chất chưa tốt lắm.

Câu 5: Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?

  • A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
  • B. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
  • C. Trở thành người có ích cho xã hội.
  • D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu 6: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?

  • A. Đức tính khiêm nhường.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Đức tính trung thực.
  • D. Đức tính siêng năng.

Câu 7: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là:

  • A. thường xuyên nghỉ học.
  • B. chăm chỉ học và làm bài.
  • C. chỉ làm một số bài tập
  • D. gặp bài khó hay nản lòng.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh. 
  • D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A.  M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.
  • B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.
  • C. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • B. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
  • C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh. 
  • D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

Câu 11: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Năng nhặt chặt bị. 
  • B. Máu chảy ruột mềm.
  • C. Mưu cao chẳng bằng chí dày
  • D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu 12: Khi làm viễ không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ 

  • A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
  • B. không thành công, gặp nhiều khó khăn.
  • C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
  • D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 13: Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  • A. Tiết kiệm.
  • B. Trung thực.
  • C. Siêng năng, kiên trì.
  • D. Khiêm tốn, trung thành.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo.
  • D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

Câu 15: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
  • B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
  • C. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
  • D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu 16: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người 

  • A. Kiên trì.                   
  • B. Lười biếng.
  • C. Chăm chỉ.                
  • D. Vô tâm.

Câu 17: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?

  • A. Đức tính trung thực.
  • B. Đức tính siêng năng.
  • C. Đức tính tiết kiệm.
  • D. Đức tính siêng năng, trung thực.

Câu 18: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
  • B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 19: Nhà trường phát động phong trào “Kiên trì không bỏ cuộc”, những việc làm sau đây thể hiện phong trào được hưởng ứng nhiệt tình?

  • A. Các lớp cùng kí cam kết và thực hiện việc tập thể dục 10 phút mỗi sáng.
  • B. Không hưởng ứng, không tham gia phong trào.
  • C. Kí cam kết nhưng không tập luyện thường xuyên.
  • D. Không tham gia phong trào do nhà trường phát động.

Câu 20: Em đã làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập?

  • A. Chỉ làm các bài tập dễ, còn bài khó nhờ bạn giải giúp.
  • B. Lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì và thực hiện theo kế hoahcj.
  • C. Đi học không đều, buổi nghỉ buổi đi học.
  • D. Chỉ học những môn dễ và yêu thích.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ