[Cánh diều] Trắc nghiệm công dân bài 5: Tự lập

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 bài 5: Tự lập - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là 

  • A. tự tin.             
  • B. tự kỉ.              
  • C. tự chủ.            
  • D. tự lập.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là:

  • A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
  • B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. tự làm lấy việc của mình, dám đương đầu với khó khăn.

Câu 3: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là 

  • A. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • B.  luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.
  • C. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
  • D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập? 

  • A. tự tin, tự làm lấy việc của mình.
  • B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.

Câu 5: Biểu hiện của tự lập là gì?

  • A. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc 
  • B. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
  • C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.
  • D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 6: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 7: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

  • A. Làm những việc vừa sức với mình.
  • B. Trông chờ vào may rủi.
  • C. Nhờ sự hướng dẫn của bạn bè khi gặp khó khăn.
  • D. Sống biệt lập, chỉ biết đến mình.

Câu 8: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Tự lập.
  • C. Trung thực.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 9: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
  • B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
  • D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 10: Hành động thể hiện tính tự lập là:

  • A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
  • B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
  • C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
  • D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo
  • D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn

Câu 12: Hành động thể hiện tính tự lập là

  • A. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
  • B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
  • C. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.
  • D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
  • B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
  • C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
  • D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. 
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.
  • C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.
  • D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Câu 15: Hoạt động nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

  • A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.
  • B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
  • C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
  • D. Ỷ lại, đợi sự giúp đỡ của người thân.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu 17: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

  • A. Tự mình đi xe đạp đến trường.
  • B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
  • C. Khi có bài tập nhờ bạn làm giúp.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 18: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

  • A. T là người tự lập.
  • B. T là người ỷ lại.
  • C. T là người tự tin.
  • D. T là người tự ti.

Câu 19: Bạn A học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Bạn A là người ỷ lại.
  • B. Bạn A là người ích kỷ.
  • C. Bạn A là người tự lập.
  • D. Bạn A là người vô trách nhiệm.

Câu 20: T luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của T rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?

  • A. Bạn T là người ỷ lại.
  • B. Bạn T là người ích kỷ.
  • C. Bạn T là người tự lập.
  • D. Bạn T là người tự tin.

Câu 21: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?

  • A. Bác là người vĩ đại.
  • B. Bác là người tự lập.
  • C. Bác là một anh hùng.
  • D. Bác là người khiêm tốn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ